Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (siêu ngắn) > Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) (trang 95 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)

Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) (trang 95 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)

Bố cục của đoạn trích gồm 3 phần:

- Phần 1 (6 câu đầu): Khung cảnh lầu Ngưng Bích

- Phần 2 (8 câu tiếp): Nỗi thương nhớ nhà và Kim Trọng của Kiều

- Phần 3 (8 câu cuối): Tâm trạng của Kiều qua bức tranh thiên nhiên

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 95 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích

- Đặc điểm không gian: “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”, bốn bề bát ngát, cát vàng cồn nọ: Không gian được miêu tả từ cao, xa, rộng cho thấy không gian trước lầu Ngưng Bích là một không gian rộng lớn, mênh mông, xa cách với cõi trần.

- Về thời gian: Thời gian được miêu tả qua từ “mây sớm đèn khuya”, hình ảnh ánh trăng. Kiều luôn phải dậy sớm, thức khuya bởi một nỗi trằn trọc, tủi hận cho cuộc đời mình.

- Các từ miêu tả tâm trạng: bẽ bàng, khóa xuân cho thấy Kiều đang lâm vào hoàn cảnh bị giam lỏng, bị ngăn cách với thế giới bên ngoài. Cô cảm thấy xót thương, tủi hổ, bẽ bàng cho thân phận của mình.

Câu 2 (trang 95): Tám câu thơ tiếp theo nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.

a, Trong cảnh ngộ đó Kiều đã nhớ về gia đình, nhớ đến Kim Trọng - người mà nàng yêu. Nàng nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau. Nhớ như vậy cũng là hợp lí vì trước khi Kiều bị bán đi Kim Trọng không hề hay biết. Nàng đã phụ tấm chân tình của Kim Trọng, lo rằng chàng đang chờ đợi và kiếm tìm mình. Kiều nhớ cha mẹ sau vì thương nỗi cha mẹ ở nhà không có ai chăm sóc, ốm đau không có ai nâng giấc.

b, Cùng là nỗi nhớ nhưng nhà văn Nguyễn Du đã thể hiện những cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

- Nỗi nhớ Kim Trọng: Thể hiện qua lời thề nguyền dưới ánh trăng, qua sự xót thương Kim Trọng phải chờ đợi nàng một cách uổng phí. Đặc biệt được thể hiện qua từ “tấm son”: Kiều muốn khẳng định với Kim Trọng tấm lòng của mình, sợ rằng chàng nghĩ mình là kẻ phụ tình.

- Nỗi nhớ cha mẹ: được thể hiện qua từ “xót người tựa cửa”, “quạt nồng ấp lạnh” - nàng lo cho cha mẹ hàng ngày đứng cửa chờ trông mình, không có ai ở nhà chăm sóc, nâng giấc lúc sớm tối.

- Qua cách thể hiện nỗi nhớ đó cho thấy Kiều là một con người rất trọng nghĩa tình, thủy chung, son sắt, là một người con có hiếu, yêu thương, lo lắng hết lòng cho cha mẹ.

Câu 3 (trang 96): Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng.

a, Cảnh vật được miêu tả ở đây là cảnh hư - miêu tả thông qua tâm trạng của Kiều. Tác giả đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Qua mỗi cặp câu thơ thể hiện nỗi nhớ thương khác nhau: 2 câu đầu nàng nhớ cha mẹ, quê hương, 2 câu sau nàng nhớ tới chàng Kim - nhớ tới người yêu, xót xa cho đường tình duyên lỡ dở. Và đến 2 câu thơ cuối nàng xót xa cho thân phận của mình.

b, Nhà văn Nguyễn Du đã lặp lại bốn lần các điệp ngữ “buồn trông” để nói lên tâm trạng chờ đợi trong mỏi mòn, buồn tủi, cô đơn của Kiều về tin tức người nhà và về người yêu. Nỗi buồn dằng dặc, cô đơn, mênh mông và sầu thảm.

Ngoài ra tác giả còn sử dụng các điệp từ “xa xa, ầm ầm, xanh xanh” để diễn tả tâm trạng của Kiều - tâm trạng buồn tủi, mỏi mòn, cô đơn. Ở 2 câu thơ cuối nhà văn đã sử dụng từ láy “ầm ầm” dự báo một đều trắc trở lại sắp xảy ra với cuộc đời của Kiều.

Luyện tập

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là một bút pháp đặc trưng của văn học trung đại nói chung, của ngòi bút đại thi hào Nguyễn Du nói riêng với cơ chế là tả cảnh thông qua đó để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng con người, tả cảnh để nói tình chứ không chỉ là bức tranh tả cảnh thuần túy.

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối. Toàn bộ tám câu thơ đều nhằm khắc họa tâm trạng lạc lõng, cô đơn, đầy âu lo của Thúy Kiều về số phận của chính mình.