Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (siêu ngắn) > Soạn bài: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (trang 80 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)

Soạn bài: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (trang 80 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)

I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

a. Các đề bài trên có cấu tạo được chia ra làm hai loại.

- Đề không kèm những mệnh lệnh cụ thể: 4,7

- Đề kèm những mệnh lệnh cụ thể: Các đề còn lại

b.

- Giống nhau: đều yêu cầu phải nghị luận một bài thơ, đoạn thơ.

- Khác nhau:

+ Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

+ Cảm nhận: yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm nhận, cảm xúc của người viết

+ Suy nghĩ: Nhấn mạnh tới cách đánh giá của người viết

+ Với đề bài không có lệnh cụ thể, học sinh tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Câu 1 (trang 80 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Học sinh tìm hiểu và đọc trong SGK

Câu 2 (trang 81): Cách tổ chức, triển khai luận điểm

a. Xác định bố cục

- Mở bài (từ đầu... khởi đầu rực rỡ): Giới thiệu chung về nhà thơ Tế Hanh

- Thân bài (tiếp... thành thực của Tế Hanh): Nhận xét đánh giá về thành công của bài thơ “Quê hương” qua sự cảm nhận của tác giả

- Kết bài (còn lại): Khẳng định những đóng góp có giá trị của bài thơ.

Các luận điểm chính của phần Thân bài:

- Nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu thương, tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.

+ Hình ảnh đẹp, mộng mơ đầy sức mạnh khi ra khơi

+ Cảnh lao động tấp nập, cuộc sống no đủ, yên bình

+ Vẻ đẹp dung dị của người dân chài

+ Hình ảnh âm thanh màu sắc giàu sức gợi

- Một tâm hồn nhớ thương quê hương tha thiết.

+ Kỉ niệm ám ảnh vẫy gọi

+ Tâm hồn thiết tha thành thực của Tế Hanh

Giữa Mở bài, Thân bài và Kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức.

b. Văn bản có sức thuyết phục, hấp dẫn:

+ Bố cục rành mạch, rõ ràng.

+ Luận điểm được triển khai rõ ràng, từng luận điểm được chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.

+ Bài văn ngắn gọn, lời lẽ súc tích, thể hiện được rung động, đồng cảm của người viết trước vẻ đẹp và cảm xúc của bài thơ.

III. Luyện tập

Làm bài theo các gợi ý sau

1, Cảm nhận mùa thu thông qua các giác quan

- Khứu giác: hương ổi

- Xúc giác: gió se

- Thị giác: Sương chùng chình qua ngõ

Hình ảnh mùa thu được dệt bởi tổng hòa các giác quan vừa khái quát vừa cụ thể vừa giàu sức gợi

2, Biện pháp nghệ thuật

- Nhân hóa: Hương ổi – phả, sương – chùng chình

- Miêu tả: gió se

- Tu từ: Hình như thu đã về

3, Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu bài thơ nói chung và khổ thơ nói riêng

- Thân bài

+ Phân tích cảm nhận màu thu qua các biện pháp nghệ thuật

+ Nhận xét đánh giá thành công của tác giả

- Kết bài: Nêu giá trị của khổ thơ