Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (siêu ngắn) > Soạn bài: Sang thu (trang 71 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)

Soạn bài: Sang thu (trang 71 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)

Bố cục của bài thơ gồm 3 phần

- Phần 1 (Khổ 1): Những tín hiệu báo hiệu mùa thu đến.

- Phần2 (Khổ 2): Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa.

- Phần 3 (Khổ 3): Sự chiêm nghiệm của nhà thơ.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 71 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Sự biến đổi của đất trời sang thu được cảm nhận bắt đầu từ hương ổi thơm thoang thoảng trong gió. Gió thì se se lạnh không còn hơi nóng của mùa hè. Bắt đầu có sương mỏng rải đầy các ngõ. Tất cả những tín hiệu báo hiệu đó đang báo hiệu mùa thu sắp đến.

Câu 2 (trang 71): Sự cảm nhận tinh tế của tác giả về những chuyển biến trong không gian lúc sang thu đó là:

- Cảm nhận bằng khứu giác qua: Mùi hương ổi

- Cảm nhận bằng xúc giác: gió se, sương lạnh

- Cảm nhận bằng cảm giác: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: sông dềnh dàng, chim vội vã tìm chỗ trú đông, mây vắt nửa mình sang thu.

- Dư âm của những vạt nắng vẫn còn, những cơn mưa rào đã không còn bỗng nhiên ập đến và không còn những tiếng sấm bất ngờ.

- Bằng sự cảm nhận tinh tế của mình, nhà thơ đã vẽ lại một bức tranh thiên nhiên trong thời khắc giao mùa thật ấn tượng và độc đáo. Bức tranh không chỉ có màu sắc, hình khối, hương thơm mà còn có cả những sự chuyển mình khe khẽ.

Câu 3 (trang 71):

- Hình ảnh đặc sắc trong bài thơ: “Có đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu”. Đây là hình ảnh nhân hóa, đầy liên tưởng vừa gợi hình vừa gợi cảm. Nó gợi lên một ranh giới mơ hồ giữa mùa hạ với mùa thu. Một ranh giới giữa chính nhà văn với cuộc đời.

- Hai dòng thơ cuối “Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi” vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa ẩn dụ:

+ Ý nghĩa tả thực: Khi mùa thu đến, bầu trời sẽ không có những cơn mưa bất chợt, không có những tiếng sấm chớp vang trời.

+ Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội, khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - ám chỉ những người lớn tuổi, từng trải. Con người khi về già, khi đã nếm trải đủ vị mặn, ngọt, đắng, cay của cuộc đời thì họ trở nên bình tĩnh, điềm đạm hơn, dạn dày hơn. Vì vậy mà không còn điều gì phải bất ngờ trước những sự thay đổi của cuộc đời này nữa.

Luyện tập

* Dựa vào các hình ảnh, bố cục bài thơ, viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.

Bài văn tham khảo như sau:

Bốn mùa trên đất nước ta đều có những sự độc đáo, riêng biệt và rất đỗi thú vị. Nhắc đến mùa xuân là gợi nhắc đến sự sinh sôi, nảy nở của muôn loài. Mùa hè làm ta nhớ đến tiếng ve kêu râm ran trên những tán cây và những ánh nắng vàng rực rỡ. Và mùa đông ta không thể nào quên được cái lạnh cắt da, cắt thịt khi những trận gió mùa Đông Bắc ùa về. Chỉ có mùa thu là dịu dàng hơn cả. Nắng cũng nhẹ hơn, thời tiết cũng chỉ vừa se lạnh để con người cần một chút mát mẻ. Có lẽ nó là một mùa đặc biệt, nên tác giả Hữu Thỉnh đã dùng hết giác quan để cảm nhận nó.

Ông dùng khứu giác để cảm nhận hương vị của trái cây mùa thu, dùng xúc giác để cảm nhận những cơn gió se lạnh khe khẽ lướt qua làn da, dùng thị giác để chiêm ngưỡng những làn sương mỏng, đang thong dong giữa những ngõ nhỏ. “Bỗng”, ông giật mình, cảm nhận được thời khắc giao mùa đã đến. Đó là quy luật của bốn mùa, cũng như quy luật của đời người. Trời sang thu người sang tuổi.