Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự (trang 59 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt tác phẩm tự sự
1, Tìm hiểu các tình huống a), b), c)
2, Trong cả ba tình huống ở câu 1, người ta đều phải tóm tắt văn bản.
a) Nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự: Trong thực tế cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có điều kiện, thời gian để đọc hết một cuốn sách hay xem hết một bộ phim, vì vậy việc tóm tắt văn bản là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống.
b, Các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự như:
- Học sinh tóm tắt tình hình học tập của lớp cho giáo viên
- Chú bộ đội kể lại một trận đánh
- Công tố viên tóm tắt hồ sơ vụ án
- Tóm tắt những câu chuyện mình gặp được trên đường cho người khác nghe.
II, Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự
1, Để tóm tắt văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương", có bạn nêu lên các sự việc và nhân vật chính như trên. Nhận xét:
a, Các sự việc chính chưa được nêu đầy đủ. Còn thiếu một sự việc rất quan trọng đó là "Trương Sinh ngồi bên đèn dầu và đứa trẻ nói cái bóng kia chính là cha nó. Trương Sinh mới nhận ra rằng Vũ Nương bị oan. " - Đây là sự việc mở nút của câu chuyện, giải oan cho Vũ Nương.
b, Các sự việc từ 1 đến 6 đã hợp lí. Cần thêm sự việc thứ 7 là Trương Sinh nhận ra mình đã nghi oan cho vợ. Sự việc thứ 8 là Trương Sinh lập đàn giải oan.
2, Văn bản tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương trong khoảng 20 dòng như sau:
Vũ Thị Thiết là một cô gái xinh đẹp, thùy mị, nết na và có tư dung tốt đẹp. Nàng lấy Trương Sinh làm chồng. Hạnh phúc không bao lâu thì Trương Sinh bị bắt đi linh. Chồng vừa đi đầy tuần thì nàng sinh con. Bà mẹ vì nhớ con mà dần sinh ốm rồi chết. Vũ Nương chăm sóc và lo việc ma chay cho mẹ chồng chu đáo như đối với cha mẹ đẻ. Khi Trương Sinh trở về chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con mà đem lòng nghi ngờ đức hạnh của vợ. Vũ Nương đã gieo mình xuống sông để tỏ lòng trong sạch. Vũ Nương được Linh Phi cứu giúp cho ở lại cung điện dưới nước. Một hôm, Trương Sinh ngồi bên đèn dầu, đứa con chỉ vào cái bóng trên tường nhận làm cha. Trương Sinh mới nhận ra mình đã nghi oan cho vợ.
Phan Lang là người cùng làng do một lần cứu giúp Linh Phi được Linh Phi báo ân. Phan Lang gặp Vũ Nương dưới cung điện. Vũ Nương nói rõ sự tình cho Phan Lang nghe. Phan Lang về kể lại sự tình cho Trương Sinh biết. Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương. Vũ Nương được giải oan nhưng không trở về nhân gian.
3, Cách tóm tắt tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" một cách ngắn gọn nhất:
Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới nàng Vũ Nương xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về hồ đồ nghe lời con trẻ, nghi oan cho vợ, khiến nàng phải gieo mình xuống sông để giải oan. Khi Trương Sinh hiểu ra thì mọi sự đã muộn. Chàng lập đàn giải oan cho Vũ Nương.
Luyện tập
Câu 1 (trang 59 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc như sau:
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà làm thuê để kiếm sống và chờ con về. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Bước đường cùng, lão Hạc lặng lẽ bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương. Sau đó mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó "lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tự tử.
- Tóm tắt văn bản Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh
Khoảng năm Giáp Ngọ, trong nước có chúa Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các ly cung. Xây dựng đình đài liên miên. Nhân việc đó, nội quan đều mặc quần áo đàn bà, cải trang để bán một số đồ vật kiếm tiền. Có lúc cho bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc và chơi vài bài. Mỗi khi tìm thấy những loài trân cầm dị thú, Chúa đều thu hết. Bọn quan lại thấy thế bèn mượn gió bẻ măng, hù doạ nhân dân. Hễ thấy nhà giàu nào có cây cảnh hay đồ vật đẹp nào đều quy cho vào tội phụng thủ, người ta phải van xin chí chết mới được tha. Nhà tác giả cũng có trồng một cây lê và hai cây lựu nở hoa rất đẹp nhưng cũng phải chặt đi cũng vì cớ ấy
Câu 2 (trang 59): HS trình bày trước lớp
Bài trước: Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng (trang 55 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trang 63 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)