Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (siêu ngắn) > Soạn bài: Nghị luận trong văn bản tự sự (trang 137 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)

Soạn bài: Nghị luận trong văn bản tự sự (trang 137 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)

Câu 1 (trang 137 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Đọc đoạn trích và chú ý đến nội dung chính của bài.

Câu 2 (trang 1381): Trả lời câu hỏi

a, Những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận cụ thể như sau:

* Trong đoạn trích “Lão Hạc”:

- Nêu vấn đề: Nêu không chịu đào sâu tìm hiểu bản chất con người mà chỉ xét các hiện tượng bên ngoài thì rất dễ có ác cảm với người khác.

- Phát triển vấn đề: Xuất phát từ những quy luật của tự nhiên “Một người đau chân.... che lấp mất”

- Kết thúc vấn đề: Ông giáo không lỡ giận vợ mình

* Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán”. Hoạn Thư đã đưa ra những lí lẽ

- Nói tới quan hệ xã hội: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”

- Nói về chuyện đàn bà với nhau “Ghen tuông ấy cũng người ta thường tình”

- Nhắc nhở đạo lí làm người “Nghĩ cho khi gác viết kinh – Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”.

b, Trong mỗi đoạn trích, nhân vật nêu ra những luận điểm như sau:

+ Đoạn a: “Nếu ta không cố.... bao giờ ta thương”

+ Đoạn b: Nói tới quan hệ xã hội: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”. Nói về chuyện đàn bà với nhau “Ghen tuông ấy cũng người ta thường tình”. Nhắc nhở đạo lí làm người “Nghĩ cho khi gác viết kinh – Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”

- Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng để làm nổi bật luận điểm.

- Câu văn trong văn bản tự sự thường là câu trần thuật

- Các từ ngữ dùng để lập luận là các từ ngữ mang tính chất khẳng định.

Luyện tập

Câu 1 (trang 139):

- Lời văn trong đoạn trích Lão Hạc là lời của nhân vật ông giáo.

- Ông giáo thuyết phục bạn đọc, thuyết phục về điều cố tìm hiểu những người xung quanh để cảm thông và yêu thương họ. Thuyết phục bản thân mình để có thể cảm thông cho người vợ của mình

- Hãy nhìn nhận họ, hoàn cảnh của họ để mà đồng cảm cho họ, đừng đánh giá bên ngoài một cách hời hợt

Câu 2 (trang 139):

- Ở đoạn trích b), Hoạn Thư đã lập luận để nàng Kiều phải khen rằng: "Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời? " đó là:

Lúc đầu, Hoạn Thư cũng hồn lạc phách xiêu, nhưng với bản chất khôn ngoan, lọc lõi, ngay trong hoàn cảnh ấy, Hoạn Thư vẫn đủ bình tĩnh để lên điều kêu ca. Những điều Hoạn Thư kêu ca thực chất là lí lẽ để Hoạn Thư tự gỡ tội cho mình.

+ Trước hết, Hoạn Thư đưa ra giải thích sự ghen tuông là tâm lý chung của đàn bà. Sau đó, Hoạn Thư kín đáo kể công đã chạnh lòng thương xót mà cho Kiều ra chép kinh ở Quan Âm Các: Nghĩ cho khi gác viết kinh và dẫu biết mà không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn: Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Cao tay hơn, cuối cùng Hoạn Thư nhận hết tội lỗi về mình và xin Kiều khoan dung.

Trước những lời lẽ của Hoạn Thư, Kiều phải thừa nhận rằng ả "Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời". Hoạn Thư đẩy Kiều tới chỗ khó xử: "Tha ra thì cũng may đời, Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen". Cho nên dù đã nghiêm khắc răn đe Hoạn Thư nhưng rồi Kiều lại tha bổng.