Soạn bài: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (trang 41 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 41 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
* Bố cục của bài văn được xác định cụ thể như sau:
- Phần 1 (từ đầu... tốt bụng như thế): Hình tượng con cừu trong thơ La Phông-ten.
- Phần 2 (còn lại): Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten
* Đối chiếu các phần để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.
- Biện pháp lập luận giống nhau: phân tích đặc điểm của đối tượng từ ngòi bút của La Phông-ten đến Buy-phông, cuối cùng trở về dưới ngòi bút của La Phông-ten.
- Khác nhau: Đoạn 1 dẫn chứng bằng thơ của La Phông-ten. Đoạn 2 đi sâu vào mô tả đặc điểm đối tượng.
Câu 2 (trang 41):
- Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào: đặc tính sinh học của loài vật.
- Căn cứ vào đặc tính sinh học của loài cừu và loài sói để nhận xét là đúng.
- Nhà khoa học không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói, bởi nó không phải đặc tính sinh học vốn có của loài cừu và loài sói.
Câu 3 (trang 41 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
- Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten dựa vào đặc tính sống hiền lành, thân thương, tốt bụng của cừu non.
- Phần sáng tạo của tác giả là đã nhân cách hóa con cừu, con cừu không chỉ hiện lên với tính cách ngây thơ, tội nghiệp và nó còn giàu tình yêu thương giống như chính con người.
Câu 4 (trang 41):
Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ của La Phông-ten và cụ thể nó xuất hiện trong tác phẩm "Chó sói và cừu non" không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà nó hiện lên một cách đáng cười trong hình ảnh đói meo, gầy giơ xương kiếm mồi. Tuy trộm cướp đấy nhưng toàn bị mắc mưu vì vụng về, chẳng có tài trí gì. Con chó sói hiện lên một cách đáng ghét khi nó muốn ăn thịt cừu non và gán cho cừu non một cái tội.
Bài trước: Soạn bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (Ngữ văn 9 tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (trang 43 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)