Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (siêu ngắn) > Soạn bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (trang 77 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2)

Soạn bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (trang 77 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2)

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

a. Vấn đề nghị luận của bài văn là: Hình ảnh mùa xuân và cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải ở bài "Mùa xuân nho nhỏ"

b. - Các luận điểm

+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của nhà thơ Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa

+ Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ

+ Hình ảnh mùa xuân thể hiện khát vọng được hòa nhập, được dâng hiến

Nhà văn đã thuyết phục các luận điểm bằng sự phân tích, bình giảng những câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc, với nhận định về cảm hứng, giọng điệu, kết cấu…

c. Bài viết có bố cục 3 phần cân đối, chặt chẽ:

- Mở bài (từ đầu... thật đáng trân trọng): Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

- Thân bài (tiếp... của mùa xuân ấy): Cảm nhận đánh giá của nhà thơ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Kết bài (đoạn còn lại): khái quát hóa về giá trị và tác dụng của bài thơ

d. Cách diễn đạt

- Cách dẫn dắt vấn đề hợp lí

- Cách phân tích hợp lí

- Cách tổng kết, khái quát có sức thuyết phục

⇒ Nhà thơ đã chỉ ra được cái hay cái đẹp của bài bằng tất cả sự đồng cảm sâu sắc

II. Luyện tập

Có thể lưu ý thêm một số luận điểm như sau:

- Về “nhạc điệu của bài thơ”: Tính nhạc để thể hiện ở nhịp điệu, tiết tấu của bài thơ. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc và trở thành bài hát được mọi người yêu thích và “sống mãi với thời gian”

- Về “bức tranh mùa xuân của bài thơ”: Bài thơ là sự kết hợp giữa thơ và họa. Tính họa được thể hiện ở hình ảnh, màu sắc, không gian, đối tượng được miêu tả giúp cho người đọc có thể hình dung cụ thể, kèm theo đó là những cảm xúc hưng phấn.