Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (siêu ngắn) > Soạn bài: Miêu tả trong văn bản tự sự (trang 91 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)

Soạn bài: Miêu tả trong văn bản tự sự (trang 91 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)

Câu 1 (trang 91 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Học sinh đọc đoạn trích chú ý tóm tắt nội dung chính của bài.

Câu 2 (trang 91): Đọc đoạn văn kể chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi và trả lời các câu hỏi như sau:

a, Đoạn trích kể về việc vua Quang Trung đánh chiếm Ngọc Hồi

b, Các câu văn miêu tả trong đoạn trích:

+ Nhân có gió bắc... tự mình hại mình

+ Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết

+ Quân Tây Sơn... quân Thanh đại bại

- Các chi tiết miêu tả nhằm thể hiện sự thất bại của quân Thanh và sự chiến thắng của quân dân ta.

c, Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung không nổi bật và rận đánh không sinh động. Bởi vì như thế chỉ là kể lại một sự kiện mà đã thiếu đi những chi tiết miêu tả đặc sắc - yếu tố miêu tả giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, chân thực và hấp dẫn hơn.

Luyện tập

Câu 1 (trang 92): Trong hai đoạn trích Chị em Thúy Kiều và cảnh ngày xuân đó là:

+ Những yếu tố miêu tả người là:

Soạn bài: Miêu tả trong văn bản tự sự ảnh 1

+ Yếu tố miêu tả cảnh là:

Soạn bài: Miêu tả trong văn bản tự sự ảnh 2

- Các yếu tố miêu tả đó đều góp phần làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn và giàu chất trữ tình. Đặc biệt nó còn mang tính dự báo và là nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của nhân vật.

Câu 2 (trang 92): Viết đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh Minh khi ựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân như sau:

Cùng với không khí tưng bừng, nhộn nhịp của mùa xuân, hai chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng người đi lễ, trẩy hội. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trẩy hội đều là những “tài tử giai nhân”, "nam thanh nữ tú". Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tổ tiên, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay. …

Câu 3 (trang 92): Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời của mình:

Nhà văn Nguyễn Du đã dùng 16 câu thơ để miêu tả về Thúy Kiều “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở cô hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi nahf văn muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài năng. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ, thướt tha và dịu dàng. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Nhà văn đã sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão khi bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.