Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (siêu ngắn) > Soạn bài: Các thành phần biệt lập (trang 18 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)

Soạn bài: Các thành phần biệt lập (trang 18 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)

I. Thành phần tình thái

Câu 1 (trang 18 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu cụ thể như sau:

- Từ "chắc": thể hiện độ tin cậy cao của người nói đối với ông Sáu

- "Có lẽ": cũng thể hiện mức độ tin tưởng chưa cao

Câu 2 (trang 18): Nếu không có các từ in đậm đó thì nghĩa của câu không có gì thay đổi bởi các từ in đậm chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối với sự việc ở trong câu, chứ không liên quan đến nội dung sự việc.

II. Thành phần cảm thán

Câu 1 (trang 18): Các từ in đậm trong câu (Ổ, Trời ơi) không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Nó chỉ có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.

Câu 2 (trang 18): Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu mà người nói phải nói là (Ổ, Trời ơi).

Câu 3 (trang 18): Các từ in đậm đó được dùng để cung cấp cho người nghe biết được trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói đối với nội dung sự việc.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 19):

- Các thành phần tình thái xuất hiện trong câu đó là: có lẽ, hình như, chả nhẽ

- Các thành phần cảm thán là: chao ôi

Câu 2 (trang 19):

Xếp những từ ngữ đã cho theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn) như sau: dường như / hình như / có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn

Câu 3 (trang 19): Trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu đã cho thì từ chắc chắn - người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra.

- Còn từ hình như, chịu trách nhiệm thấp nhất về độ tin cậy mà người nói phải chịu.

- Nhà văn chọn từ “chắc” là chính xác nhất. Vừa thể hiện sự chắc chắn nhưng vẫn còn hoài nghi.

Câu 4 (trang 19): Viết đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn học (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng…), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.

* Đoạn văn tham khảo như sau:

Bài thơ "Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động, cụ thể và gợi cảm. Các từ ngữ mà tác giả lựa chọn có giá trị tạo hình cao. Đặc biệt, phép liệt kê được vận dụng tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè sôi động, phong phú, đong đầy ước mơ và khát vọng tuổi trẻ. Có lẽ hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cảnh lao tù ấy đã thể hiện niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng.