Soạn bài: Tổng kết về ngữ pháp (trang 130 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)
A – Từ loại
I. Danh từ, động từ, tính từ:
Câu 1 (trang 130 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
Trong những từ in đậm đã cho, những từ là:
- Danh từ: lần, lăng, làng
- Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập
- Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng
Câu 2 (trang 130):
- Các từ nhóm (a) là các lượng từ chỉ số lượng không cụ thể, nó có thể kết hợp với các danh từ: những lần, những làng, những cái (lăng),... ...
- Các từ nhóm (b) là các phó từ có thể kết hợp với các động từ: hãy đọc, hãy nghĩ ngợi, hãy đập, .
- Các từ nhóm (c) là các phó từ có thể kết hợp với các tính từ: rất hay, rất đột ngột, rất sung sướng,...
Câu 3 (trang 131): Từ bài tập 1 và 2, cho biết:
- Danh từ có thể đứng sau những từ: những, các, một, tất cả, đa số, mọi, mỗi...
- Động từ có thể đứng sau những từ: hãy, đừng, chớ, đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, còn, vừa, ...
- Tính từ có thể đứng sau những từ: rất, hơi, quá, đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, còn...
Câu 4 (trang 131): Bảng tổng kết về khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ như sau:
Ý nghĩa khái quát của từ loại | Khả năng kết hợp | ||
---|---|---|---|
Kết hợp về phía trước | Từ loại | Kết hợp về phía sau | |
Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm) | Những, các, mọi, mỗi | Danh từ | - này, kia, ấy, đó, nọ - các từ chỉ đặc điểm, tính chất |
Chỉ hoạt động, trạng thái | Hãy, đừng, chớ, cũng, vẫn, còn | Động từ | - được, ngay - các từ bổ sung chỉ phương hướng, thời gian, địa điểm |
Chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái | Rất, hơi, quá, cũng, vẫn, còn | Tính từ | - quá, lắm - các từ chỉ sự so sánh, phạm vi |
Câu 5 (trang 131): Các từ in đậm trong các trường hợp đã cho thuộc từ loại và dùng cụ thể như sau:
a) "tròn" vốn là tính từ - ở trường hợp này được dùng như động từ.
b) "lí tưởng" vốn là danh từ - ở đây được dùng như tính từ.
c) "băn khoăn" vốn là tính từ - ở đây được dùng như danh từ.
II. Các từ loại khác
Câu 1 (trang 132): Bảng tổng kết các từ loại khác.
Số từ | Đại từ | Lượng từ | Chỉ từ | Phó từ |
---|---|---|---|---|
Ba, năm | Tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ | Những | ấy, đâu | Đã, mới, đang |
Quan hệ từ | Trợ từ | Tình thái từ | Thán từ |
---|---|---|---|
ở, của, nhưng, như | Chỉ, cả, ngay, chỉ | Hả | Trời ơi |
Câu 2 (trang 133):
- Những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn đó là: à, ư, hử, hở, hả, …
- Những từ đó thuộc loại từ tình thái.
B – CỤM TỪ
Câu 1 (trang 133): Trung tâm của các cụm danh từ in đậm đó là:
a) ảnh hưởng, nhân cách, lối sống. Các dấu hiệu là những lượng từ đứng trước: những, một, một.
b) ngày (khởi nghĩa). Dấu hiệu là những.
c) Tiếng (cười nói). Dấu hiệu là có thể thêm những vào trước.
Câu 2 (trang 133):
a) đến, chạy, ôm. Dấu hiệu là đã, sẽ, sẽ.
b) lên (cải chính). Dấu hiệu là vừa.
Câu 3 (trang 133):
- Trung tâm của các cụm từ in đậm đã cho như sau:
a) Việt Nam (vốn là danh từ, được dùng như tính từ), bình dị, phương Đông (vốn là cụm danh từ, được dùng như tính từ), mới, hiện đại.
b) êm ả
c) phức tạp, phong phú, sâu sắc
- Dấu hiệu nhận biết các cụm từ này là cụm tính từ: rất (a), có thể thêm rất vào trước phần trung tâm (b, c).
Bài trước: Soạn bài: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trang 129 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện tập viết biên bản (trang 134 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)