Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng (trang 55 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)
Câu 1 (trang 55 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Từ “kinh tế” trong câu "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế thơ" trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu có nghĩa là “kinh bang tế thế”, muốn nói đến hoài bão cứu nước của những người yêu nước.
- Ngày nay chúng ta không dùng từ "kinh tế" theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng mà dùng để chỉ các ngành nghề đem lại nền thu nhập cho đất nước.
- Nhận xét: Nghĩa của từ đã được thay đổi theo thời gian.
Câu 2 (trang 55):
a, - Từ “xuân” trong câu “Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” được dùng với nghĩa gốc chỉ mùa xuân
- Từ “xuân” trong câu “Ngày xuân em hãy còn dài” được dùng với nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ, tuổi thanh xuân.
- Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức ẩn dụ.
b, - Từ “tay” trong câu “Giở kim thoa với khăn hồng trao tay” được dùng với nghĩa gốc chỉ một bộ phận trên cơ thể người.
- Từ “tay” trong câu “Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người” được dùng theo nghĩa chuyển chỉ kẻ buôn người
- Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức hoán dụ
Luyện tập
Câu 1 (trang 56):
a, Từ "chân" được dùng theo nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người.
b, Từ "chân" được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
c, Từ "chân" được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
d, Từ "chân" được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
Câu 2 (trang 57): Nghĩa của các từ "trà" trong cách dùng như: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng) như sau:
- Giống nhau: Đều mang nét nghĩa đã chế biến, để pha nước uống
- Khác nhau: Kết hợp với tên của nguyên liệu chế biến
Câu 3 (trang 57):
Nghĩa chuyển của "đồng hồ" được dùng như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng, …là nó không chỉ dùng để đêm giờ phút mà còn dùng để đo số điện, lượng nước và lượng xăng.
Câu 4 (trang 57): Những ví dụ chứng minh rằng các từ: hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa như sau:
- Hội chứng
+ Hội chứng suy giảm miễn dịch
+ Hội chứng “phong bì”
- Ngân hàng
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
+ Ngân hàng máu
+ Ngân hàng đề thi
- Sốt
+ Sốt cao
+ Sốt giá/ Sốt đất/ Sốt vàng,...
- Vua
+ Ông vua
+ Vua đầu bếp/ Vua điện ảnh/ Vua nhạc Pop,...
Câu 5 (trang 57): Câu thơ
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
- Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp nghệ thuật ẩn dụ tu từ.
- Cách dùng từ này không phải hiện tượng một nghĩa gốc chuyển thành nhiều nghĩa bởi vì:
+ Mặt trời ở câu thơ thứ nhất chỉ mặt trời tự nhiên
+ Mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ Bác Hồ. Nghĩa được chuyển theo phương thức ẩn dụ.
Bài trước: Soạn bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (trang 54 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự (trang 59 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1)