Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (Ngữ văn 9, tập 2)
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
a. Những điểm giống nhau giữa các đề đã cho là:
- Các đề đều đưa ra một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí.
- Ngoài ra các đề 1,3,10 có kèm theo mệnh lệnh.
- Các đề còn lại thì không kèm theo mệnh lệnh.
b. Một vài đề bài tương tự các em có thể tham khảo như sau:
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Bình luận câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
- Bàn về chữ hiếu
- Suy nghĩ về câu nói của Khổng Tử “Biết xấu hổ là gần với dũng vậy”.
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Tính chất của đề
- Nội dung
2. Tìm ý:
- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì?
- Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?
3. Lập dàn bài:
a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó.
b. Thân bài:
- Giải thích nội dung câu tục ngữ.
- Đánh giá nội dung câu tục ngữ.
c. Kết bài:
- Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
4. Viết bài
5. Đọc lại bài viết và sửa chữa
III. Luyện tập
Lập dàn bài cho đề 7: “Tinh thần tự học”
1, Mở bài:
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu những khối kiến thức do các thầy cô giảng giải, học sinh cần có biện pháp mới có thể học rộng, hiểu dài được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
2, Thân bài
a, Giải thích
- “Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
- “Tự học” là phần làm việc ở nhà để đến lớp học tốt hơn.
b, Chứng minh
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đĩnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
c, Phê phán
- Những kẻ lười học, xem việc học là bắt buộc, khổ sở nên chán học, lười hoc.
d, Đánh giá
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài, làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Học sinh tự lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cái gì học trước, cái gì học sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn, sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
- “Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
- “Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
3, Kết bài
- Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
Bài trước: Soạn bài: Luyện tập-Liên kết câu và liên kết đoạn văn (trang 49 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Mùa xuân nho nhỏ (trang 57 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)