Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích - Soạn Văn 7
Đề 1 (trang 88 sgk):
Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Bác Hồ muốn khuyên dạy điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
I. Dàn ý
a, Mở bài:
- Mùa xuân là mùa cây cối đâm trồi nảy lộc tràn đầy sức sống
- Bác Hồ từng nói
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
a, Thân bài:
- Bác khuyên đồng bào mỗi mùa xuân về hãy hăng hái tham gia phong trào trồng cây phủ xanh đất nước
- Tết trồng cây cũng háo hức náo nhiệt tưng bừng như lễ hội xuân
- Trồng cây là mong muốn cuộc sống tốt đẹp đất nước phát triển lớn mạnh, giàu đẹp
c, Kết bài: Bài học nhận thức và hành động
II. Bài văn mẫu
Đề 2 (trang 88 sgk):
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy?
I. Dàn ý
a, Mở bài: dẫn dắt vấn đề
a, Thân bài:
- Giải thích câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng
+ Mượn hình ảnh đẹp nói về vấn đề đoàn kết
+ Nghĩa đen: nhiễu điều là miếng vải phủ lên gương cho khỏi bị bụi
+ Nghĩa bóng: chỉ sự đùm bọc che chở gắn bó của đồng bào cả nước
→ Câu ca dao khuyên nhủ người trong một nước phải thương yêu, đùm bọc nhau như anh em một nhà
- Tình yêu thương đoàn kết giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước
c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động
II. Bài văn mẫu
Đề 3 (trang 88 sgk): Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
I. Dàn ý
a, Mở bài: Dẫn dắt vấn đề (Thất bại là mẹ thành công)
a, Thân bài:
- Nghĩa đen
+ Thất bại là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
+ Thành công là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
+ Mẹ: mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con
→ Vậy để có những thành công cần phải có thất bại.
- Nghĩa bóng
+ Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. Chính những thất bại ấy đã tôi luyện ta cho ta kinh nghiệm đề thành công
- Dẫn chứng:
+ lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi
+ nhà bác học Edison đã thất bại hàng ngàn lần trước khi ông sáng tạo ra chiếc bóng đèn.
c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động
II. Bài văn mẫu
Đề 4 (trang 88 sgk): Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
I. Dàn ý
a, Mở bài:
- Lời nói là phương tiện giao tiếp quan trọng
- Ông cha ta khuyên bảo con cháu biết sử dụng lời nói sao cho có hiệu quả cao nhất....
a, Thân bài:
- Lời nói là vô cùng quan trọng quý giá (Lời nói gói vàng)
- Nó phản ánh trình độ đạo đức, tư cách, tính tình của mỗi con người
- Để đạt được hiệu quả giao tiếp tùy từng đối tượng, hoàn cảnh mà lựa lời sao cho phù hợp
- Cần một quá trình học tập rèn luyện lời hay ý đẹp
c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động
II. Bài văn mẫu
Đề 5 (trang 88 sgk): Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.
I. Dàn ý
a, Mở bài: Dẫn dắt vấn đề (Học, học nữa, học mãi)
a, Thân bài:
- Ý nghĩa lời khuyên: Học tập là quyền lợi nghĩa vụ của mỗi người phải thường xuyên học tập nâng cao kiến thức
- Học tập mới nâng cao được trình độ tri thức
- Không học mãi sẽ bị lạc hậu
- Học kiến thức trong cuộc sống trong sách vở phải học toàn diện đó là mục tiêu của tầng lớp thanh niên
- Dẫn chứng
+ học sinh học tiếp thu tri thức
+ công nhân học nâng cao tay nghề
c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động
II. Bài văn mẫu
Bài trước: Soạn bài: Luyện tập lập luận giải thích (trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (trang 94 Ngữ Văn 7 Tập 2)