Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (siêu ngắn) > Soạn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (trang 127 Ngữ Văn 7 Tập 1)

Soạn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (trang 127 Ngữ Văn 7 Tập 1)

Bố cục của bài gồm 2 phần:

- Phần 1 (hai câu đầu): những thay đổi và không thay đổi của con người

- Phần 2 (2 câu cuối): tâm trạng nhà thơ khi bị coi là "khách" ở quê

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 127 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Qua tiêu đề bài thơ, có thế thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có điểm độc đáo:

+ Tên bài thơ gợi ra hoàn cảnh sáng tác của bài thơ thơ, cụ thể:

• Rời quê đi lên kinh thành thi đỗ rồi làm quan suốt 50 năm mới trở về thăm quê. Tình huống bất ngờ xảy ra: ông bị đám trẻ nhỏ gọi là "khách" khiến ông xót xa. Đó cũng là duyên cớ để nhà thơ chắp bút.

• Ngẫu thư là ngẫu nhiên viết (không có ý định viết) chứ không phải tình cảm ngẫu nhiên bộc lộ phát sinh

+ Ẩn đằng sau đó là tình yêu quê hương sâu nặng như sợi đàn căng thẳng chỉ cần chạm nhẹ là ngân lên ngân mãi.

Câu 2 (trang 127):

- Hai câu thơ đầu đã được tác giả sử dụng phép đối, cụ thể như sau:

+ Câu 1: Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

• Số chữ tuy không cân xứng nhưng từ loại ngữ pháp vẫn đối rất chuẩn chỉnh.

+ Câu 2: Hương âm vô cải mấn mao tồi

• Bộ phận: hương âm - mấn mao rất chỉnh cả về ý lẫn chữ

• Bộ phận: vô cải - tồi tuy không chỉnh về chữ nhưng vẫn rất chỉnh về ý và chức năng ngữ pháp (đều làm vị ngữ)

- Tác dụng của phép đối đó là: bộc lộ gián tiếp tình cảm với quê hương

+ Câu 1: kể lại quãng đời xa quê và sự đổi thay của quê hương, hé mở tình cảm

+ Câu 2: là câu tả sử dụng yếu tố đổi thay (mấn mao - tóc mai) làm bật yếu tố bất biến (giọng quê)

-> Hình ảnh tượng trưng nổi bật tình cảm với quê hương.

Câu 3 (trang 127):

- Câu thơ 1 và 2 sử dụng các phương thức biểu đạt cụ thể như sau:

- Giải thích: phương thức biểu đạt chính của bài là biểu cảm nhưng là biểu cảm gián tiếp qua tự sự và miêu tả

Câu 4 (trang 127):

Sự biểu hiện tình quê ở hai câu trên dưới có sự khác nhau về giọng điệu, cụ thể như sau:

- Sau bao năm xa quê trở về không chỉ nhà thơ thay đổi mà quê hương cũng đổi thay không ít.

- Tình cảm sâu đậm với quê hương không chỉ bộc lộ trong câu Hương âm vô cải mấn mao tồi mà còn ở nỗi ngậm ngùi, xót xa trước sự đổi thay của quê hương.

- Nét đặc sắc về nghệ thuật là việc dùng các hình ảnh vui tươi để bộc lộ nỗi buồn đau xót:

+ Về quê chỉ có trẻ con ra đón những người cùng tuổi cùng thời giờ đã chẳng còn ai.

+ Đã vậy dưới những con mắt ngây thơ, vui tươi và hồn nhiên của đám trẻ nhỏ ông chỉ là khách. Điều này khiến tác giả càng thêm xót xa.

⇒ Phía sau hình ảnh vui tươi là giọng bi hài thấp thoáng ẩn hiện.

Luyện tập

* So sánh giữa hai bản dịch:

- Giống nhau:

+ Cả hai bản dịch đều toát lên được nội dung.

+ Đều dùng thể thơ lục bát.

- Nhìn tổng thể bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ bám sát nguyên tác hơn. Cụ thể:

CâuBản dịch của Phạm Sĩ VĩBản dịch của Trần Trọng San
1Làm rõ phép đối chỉnh về đối lời từ loại, ngữ phápPhép đối chưa thật chỉnh
2Dịch còn thô chưa thoát hồn thơDịch thoát có hồn
3Rõ đối tượng trẻ con nhưng không đúng ýChưa chỉ ra được đối tượng trẻ con
4Thiếu động từ cườiCó đủ động từ cười