Soạn bài: Ôn tập văn nghị luận (trang 66 Ngữ Văn 7 Tập 2)
Câu 1 (trang 66 Ngữ Văn 7 Tập 2): Các bài văn nghị luận đã học được điền vào bảng kê như sau:
STT | Tên bài | Tác giả | Đề tài nghị luận | Luận điểm chính | Kiểu bài |
1 | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hồ Chí Minh | Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam | Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta | Chứng minh |
2 | Sự giàu đẹp của tiêng Việt | Đặng Thai Mai | Sự giàu đẹp của tiếng Việt | Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. | Chứng minh (kết hợp giải thích) |
3 | Đức tính giản dị của Bác Hồ | Phạm Văn Đồng | Đức tính giản dị của Bác Hồ | Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm (ăn), cái nhà (ở), lối sống, cách nói, viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác | Chứng minh (kết hợp giải thích bình luận) |
4 | Ý nghĩa văn chương | Hoài Thanh | Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người | Nguồn gốc của văn chương là ở tình người, thương muôn loài muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm con người | Giải thích (kết hợp bình luận) |
Câu 2 (trang 67): Tóm tắt nét đặc sắc nghệ thuật của các bài nghị luận đã học:
Tên bài | Đặc sắc nghệ thuật |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | - Bố cục chặt chẽ
- Dẫn chứng chọn lọc toàn diện - Sắp xếp hợp lí - Hình ảnh so sánh đặc sắc |
Sự giàu đẹp của tiêng Việt | - Bố cục mạnh lạc
- Kết hợp giải thích với chứng minh - Luận cứ xác đáng, toàn diện chặt chẽ |
Đức tính giản dị của Bác Hồ | - Dẫn chứng xác thực cụ thể toàn diện
- Kết hợp chứng minh giải thích bình luận - Lời văn giản dị giàu cảm xúc |
Ý nghĩa văn chương | - Trình bày những vấn đề phức tạp một cách gọn gàng sáng sủa
- Kết hợp với cảm xúc văn giàu hình ảnh |
Câu 3 (trang 67):
a. Sắp xếp các thể loại và yếu tố như sau:
Thể loại | Yếu tố |
Truyện | Cốt truyện, nhân vât, người kể chuyện |
Kí | Nhân vật, người kể chuyện |
Thơ trữ tình | Cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện |
Thơ tự sự | Nhân vật, Vần, nhịp |
Tùy bút | Nhân vật, người kể chuyện, Vần, nhịp |
Nghị luận | Luận điểm, luận cứ |
b. Phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận với các thể loại tự sự, trữ tình như sau:
- Trong văn nghị luận
+ Dùng phương pháp lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe nhận thức.
+ Có hình ảnh, cảm xúc nhưng điều cốt yếu là lập luận với các hệ thống, luận điểm, luận cứ chặt chẽ xác đáng.
- Với các thể loại trữ tình, tùy bút:
+ Chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để thể hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh nhịp điệu vần điệu
+ Tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau như: nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật,...
c. Có thể coi các câu tục ngữ ở bài 18,19 là văn bản nghị luận đặc biệt bởi vì:
- Chúng có cấu trúc tư duy, nghị luận
- Có luận cứ, luận điểm
Ví dụ: Không thầy đố mày làm nên
+ Vế đầu là luận cứ: không thầy, vế sau rút ra luận điểm: đố mày làm nên
→ Thể hiện một tư tưởng, quan điểm
Bài trước: Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh (trang 65 SGK Ngữ văn 7 tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu (trang 68 SGK Ngữ văn 7 tập 2)