Soạn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (trang 26 Ngữ Văn 7 Tập 2)
Gợi ý Soạn Bài:
Câu 1 (trang 26 Ngữ Văn 7 Tập 2):
- Bài văn trên nghị luận về vấn đề "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".
- Câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài ở phần đầu là: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.
Câu 2 (trang 26):
Bố cục của bài gồm 3 phần cụ thể như sau:
- Phần mở bài: Bắt đầu từ "Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn..... đến lũ cướp nước". Nêu vấn đề nghị luận: tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, đó là nguồn sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.
- Phần thân bài: Bắt đầu từ "Lịch sử ta …đến lòng nồng nàn yêu nước". Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
- Kết bài (còn lại): nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến
Câu 3 (trang 26):
- Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đưa ra hàng loạt những dẫn chứng về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong các cuộc đấu tranh cho lịch sử dân tộc ở lịch sử và hiện tại qua những hành động việc làm của mọi giới, mọi tầng lớp trong nhân dân theo lối liệt kê từ bao quát đến cụ thể:
+ Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu, …..
+ Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng…. ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước ghét giặc.
+ Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận…. như con đẻ của mình
+ Từ những nam nữ công nhân….. quyên đất ruộng cho Chính phủ
Câu 4 (trang 26):
- Trong bài văn nhà văn đã sử dụng các hình ảnh so sánh như:
+ Tinh thần yêu nước kết thành một làn sóng
+ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ quý, có khi được trưng trong tủ kính trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy, nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Tác dụng của biện pháp so sánh đó là:
+ Diễn tả cụ thể sinh động sức mạnh của tinh thần yêu nước
+ Những trạng thái của tinh thần yêu nước: kín đáo, tiềm tàng và biểu lộ rõ ràng đầy đủ
Câu 5 (trang 26):
a. Câu văn mở đoạn: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước
Câu kết đoạn: Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi làm việc nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách liệt kê với mô hình: "từ…. đến"
c. Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: "từ... đến... " có mối quan hệ theo:
- Lứa tuổi
- Địa bàn cư trú hoạt động
- Nghề nghiệp giai cấp
Câu 6 (trang 26):
- Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật nghị luận trong bài văn này đó là:
+ Bố cục rõ ràng chặt chẽ
+ Dẫn chứng cụ thể phong phú, giàu sức thuyết phục.
+ Lí lẽ sắc bén, hình ảnh so sánh sinh động.
→ Bài văn là mẫu mực về lập luận bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.
Luyện tập
Đoạn văn tham khảo được viết theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ... đến” như sau:
Chỉ còn vài ngày nữa là đến tết Nguyên Đán. Không khí đón tết cổ truyền náo nức nhộn nhịp hẳn lên. Khắp nơi nơi từ người trẻ đến người già, từ thành thị đến nông thôn, ... đều hân hoan chào đón xuân về. Ai ai cũng mong cầu một năm mới bình an cho mọi nhà.
Bài trước: Soạn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (trang 21 SGK Ngữ văn 7 tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Câu đặc biệt (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2)