Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (siêu ngắn) > Soạn bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm (trang 138 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Soạn bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm (trang 138 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

I. Tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

1. Các yếu tố tự sự, miêu tả trong "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" là:

- Đoạn 1: Tự sự (hai dòng đầu), miêu tả (3 dòng sau) có vai trò tạo bối cảnh chung.

- Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm bày tỏ niềm uất ức vì già yếu

- Đoạn 3: Tự sự, miêu tả và hai câu cuối biểu cảm bày tỏ niềm cam phận

- Đoạn 4: Biểu cảm cao thượng vị tha vươn lên sáng ngời

2.

a. Trong đoạn văn các yếu tố tự sự và miêu tả như sau:

- Những ngón chân của bố..... xoa bóp khỏi: miêu tả

- Bố đi chân đất...... bố đi xa lắm: tự sự

- Bố ơi! .... thành bệnh: cảm nghĩ

b. Đoạn văn trên miêu tả tự sự trong niềm hồi tưởng. Tự sự miêu tả khơi gợi tình cảm bị cảm xúc chi phối.

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 138 Ngữ Văn 7 Tập 1): Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng văn xuôi biểu cảm như sau:

Giữa trời thu tháng tám, gió lốc dữ dằn cuốn phăng đi ba nẹp tranh trên mái nhà của Đỗ Phủ. Gió mạnh thổi chúng sang tận bờ sông bên kia. Đám trẻ bên đó lao vào cướp những nẹp tranh ấy. Nhà thơ vì tuổi cao sức yếu chỉ biết đứng nhìn chịu mất nẹp tranh rồi chống gậy đi về trong tiếng than thở xót xa. Chốc sau gió lặng mây đen kéo về rồi mưa rơi. Trời lạnh buốt. Cả nhà chỉ có mỗi tấm chăn rách con lại đạp nát suốt đêm nhà thơ phải chịu rét chịu dột ướt sũng tê tái hết cả người. Từ ngày loạn lạc nỗi lòng lo lắng dày vò bao đêm khiến ông không yên giấc giờ lại thêm cái lạnh như dao cứa sao ông chợp mắt nổi. Thao thức trong đêm Đỗ Phủ ao ước có nhà đồ sộ vạn gian nhưng không phải để bản thân hưởng thụ mà để cho tất cả kẻ sĩ trong thiên hạ. Đâu chỉ có thế nhà thơ còn đem cả ao ước đánh đổi bằng sự tan nát của mình thậm chí là cả tính mạng để lấy ngôi nhà vạn gian kia. Trên đời này có được mấy tấm lòng vĩ đại như Đỗ Phủ.

Bài 2 (trang 138): Dựa vào văn bản Kẹo mầm viết thành bài văn biểu cảm như sau:

Bạn đã bao giờ ăn kẹo mầm chưa? Loại kẹo mà ở những làng quê xưa, bọn trẻ chúng tôi vô cùng yêu thích. Điều thú vị hơn là nó được đổi từ tóc rối. Bà tôi, mẹ tôi và các cô tôi, mỗi lần chải đầu, gội đầu lại chải ra được một tí tóc rối. Đó là những búp tóc chỉ bé bằng đầu ngón tay thôi, ai chải đầu được tý nào cũng cuộn lại, gài lên mái nhà.

Với tiếng rao: "Ai tóc rối đổi kẹo không nào". Tiếng rao như một câu hỏi vu vơ cứ ngân dài trong mọi ngõ quê. Chắc người lớn chẳng ai để ý đến tiếng rao ấy. Nhưng bọn trẻ con chúng tôi thì cứ dỏng tai lên nghe, xem cái tiếng rao của bà hàng kẹo mầm đã gần đến ngõ nhà mình chưa. Và khi đã chắc chắn là bà hàng kẹo mầm đang đi về phía nhà mình rồi, anh em tôi bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tầu lá cọ moi ra những búi tóc rối. Chúng tôi gỡ gỡ búi tóc ra, vo lẫn vào nhau thành một nắm tưởng như to tướng trong lòng bàn tay, với hy vọng sẽ đổi được cái kẹo to. Bọn trẻ ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, vừa xem, vừa chờ đến lượt mình, mỗi thằng cầm một nắm tóc rối bù xù. Bà hàng kẹo đỗ quang gánh, mở cái mẹt đậy thúng ra, lấy nồi kẹo mầm và một nắm que tăm để lên mẹt. Tay phải bà ta thoăn thoắt véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra như làm phép. Tay trái bà cầm cái que tăm, mỗi lần hai tay bà chập vào nhau là một đoạn của sợi kẹo lại dính vào đầu que tăm que bên trái. Những sợi kẹo nhỏ như tơ tằm, cứ chập vào lại kéo ra như người trình diễn một điệu múa. Người xem đến hoa mắt không nhận ra hai tay bà hàng kẹo vừa xoay que tăm vừa dính sợi kẹo vào đầu que nữa. Bọn trẻ chúng tôi đứa nào cũng kêu rằng túm tóc của mình to, bà phải thêm kẹo. Bà hàng kẹo chẳng bao giờ cãi lại bọn trẻ con, bà nhanh miệng làm vừa lòng bọn trẻ bằng cách càng kéo mỏng sợi kẹo ra và chập thêm vào đầu que tăm.

Bà hàng kẹo làm rất nhanh, chỉ một lát sau, hơn một chục đứa chúng tôi đứa nào cũng có trên tay một que kẹo. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trông thì to xù như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt ngày cũng không hết được. Nhưng chỉ cần cho vào mồm ngậm lại, xoay một cái là những sợi kẹo tóp lại dính vào nhau, chỉ to bằng cái quả xoan hay cái hạt táo.

Đó là những kỷ niệm của một thời ấu thơ - của lớp người bây giờ đã bạc đầu cả rồi.