Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (siêu ngắn) > Soạn bài: Luyện nói: Bài văn giải thích một số vấn đề (trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Soạn bài: Luyện nói: Bài văn giải thích một số vấn đề (trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

I. Chuẩn bị ở nhà

1. Lập dàn bài cho đề: Giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

a) Mở bài

- Thể hiện niềm biết ơn thế hệ đi trước với những người đã có ơn với mình là truyền thống quý báu của dân tộc ta

- Truyền thống ấy đã được đúc kết khá trọn vẹn qua các câu tục ngũ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

b) Thân bài

- Giải thích nghĩa câu tục ngữ

+ Nghĩa đen: Khi ăn những trái cây chín mọng phải nhớ ơn công lao của người vun trồng.

+ Nghĩa bóng: Ta phải biết ơn những người đã mang lại cho ta cuộc sống ấm no, hạnh phúc

- Vì sao lại phải sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây:

+ Bởi tất cả những thành quả hôm nay chúng ta được hưởng thụ đều là mồ hôi nước mắt của biết bao thế hệ đi trước đã đổ xuống

+ Đây là đạo lí làm người là bổn phận nhiệm vụ của mỗi chúng ta trong cuộc sống này

- Dẫn chứng

+ Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương

+ Truyền thống đền ơn đáp nghĩa anh hùng liệt sĩ, xây nhà tình nghĩa, thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng

- Liên hệ câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn

- Liên hệ bản thân

+ Biết sống tình nghĩa

+ Tích cực tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa

c) Kết bài

- Câu tục ngữ đã đem đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về đạo lí làm người

- Ngày nay giá trị câu tục ngữ càng lớn hơn nữa và là nét đẹp mỗi khi nhắc đến truyền thống dân tộc.

2. Lập dàn ý cho đề: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề cho tác phẩm của mình là Sống chết mặc bay?

a) Mở bài

- Bất cứ ai khi đọc tác phẩm Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn đều sẽ thắc mắc về nhan đề nhà văn đặt cho đứa con tinh thần của mình.

- Vì sao lại như vậy? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vấn đề

b) Thân bài

- Giải thích nhan đề Sống chết mặc bay

+ Chê trách những kẻ ích kỉ chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình mà dửng dưng, không quan tâm tới người khác (đặc biệt là những người dân nghèo, lam lũ)

- Vì sao nhà văn lại đặt nhan đề như vậy

+ Tên quan huyện trong truyện hoàn toàn thờ ơ với nỗi khổ cực của người dân trong lúc hộ đê và trong khi đê vỡ (kể thêm một số chi tiết trong truyện)

+ Hắn còn hạnh phúc trên nỗi đau của người dân: đê vỡ trong niềm vui thắng ván bài của vị quan phụ mẫu Ù! Thông tôm, chi chi nảy.

c) Kết bài

- Nhan đề sâu sắc gói trọn nội dung tư tưởng của tác phẩm.