Soạn bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận (trang 32 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
I. Lập luận trong đời sống
1. Luận cứ và kết luận
Câu | Luận cứ | Kết luận |
a | Hôm nay trời mưa | Chúng ta không đi chơi công viên nữa |
b | Em rất thích đọc sách | Qua sách em học được nhiều điều |
c | Trời nóng quá | Đi ăn kem |
- Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là mối quan hệ nhân quả.
- Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi được cho nhau.
+ Ví dụ
Chúng ta không đi chơi nữa Kết luận (kết quả của quyết định) | vì | trời hôm nay mưa luận cứ ( nguyên nhân cụ thể) |
2. Bổ sung luận cứ cho các kết luận
a. Em rất yêu trường em vì nơi đây có nhiều thầy cô và bạn bè tốt.
b. Nói dối rất có hại vì mọi người sẽ không tin mình nữa
c. Buồn quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi
d. Vì nhỏ tuổi suy nghĩ chưa thấu đáo trẻ em cần nghe lời cha mẹ
e. Đi tham quan rất thú vị nên em rất thích đi tham quan
3. Viết tiếp các luận cứ
a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm nên chúng ta đi chơi đi
b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải tập trung học thôi
c. Các bạn nói năng thật khó nghe đừng như vậy nữa.
d. Các bạn đã lớn rồi làm anh chị chúng nó các bạn phải gương mẫu.
e. Cậu này ham bóng đá thật, tương lai có thể là một cầu thủ giỏi
II. Lập luận trong bài văn nghị luận
1. Qua so sánh ta thấy luận điểm ở bài văn nghị luận là những kết luận khái quát có ý nghĩa phổ biến với xã hội còn kết luận đời sống chỉ là của cá nhân không có ý nghĩa khái quát cao.
2. Lập luận cho luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người
A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề vai trò to lớn của sách đối với cuộc sống con người
B. Thân bài
- Sách đưa ta du lịch qua biển lớn tri thức loài người
+ Về thế giới con người
+ Về lịch sử, hiện tại và tương lai
- Sách văn học mở đường đưa ta vào thế giới tâm hồn
+ Sách giúp ta thư giãn
+ Được bước chân vào xứ sở của cái đẹp
+ Học lời hay ý đẹp để giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống.
- Dẫn chứng
C. Kết bài
- Phải yêu sách
- Hãy rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày
3. Lập luận cho các luận điểm từ truyện:
*Thầy bói xem voi - Đừng vội kết luận khi bạn chỉ nhìn phiến diện.
A, Mở bài: Giới thiệu vấn đề "Không nên nhìn phiến diện".
B, Thân bài:
- Giải thích thế nào là nhìn phiến diện?
- Không nên nhìn phiến diện bởi:
+ Mỗi con người, sự vật có rất nhiều điều thú vị nếu chỉ nhìn phiến diện sẽ không thấy được tổng thể.
+ Làm bản thân bảo thủ, lạc hậu.
+ Kkhông nhận được sự yêu mến của mọi người
- Biểu hiện trong đời sống, dẫn chứng
C, Kết bài: Chớ nên nhìn phiến diện
* Ếch ngồi đáy giếng: Chớ nên tự cao tự đại
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề "Chớ nên tự cao, tự đại"
B, Thân bài:
- Thế nào là tự cao tự đại?
- Tại sao không nên tự cao, tự đại
+ Những gì chúng ta biết chỉ nhỏ bé như một hạt cát giữa sa mạc, như một giọt nước trong đại dương mênh mông nên cần khiêm tốn học hỏi.
+ Không biết mình là ai tự hại mình hại người
+ Không biết phấn đấu mở mang tri thức sao có thành công.
+ Bị mọi người xa lánh
- Biểu hiện dẫn chứng
C, Kết bài: Phải biết học hỏi, trau dồi tri thức đừng dại dột mà tự cao tự đại
Bài trước: Soạn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (trang 30 SGK Ngữ văn 7 tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2)