Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) (trang 65 Ngữ Văn 7 Tập 2)
I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
1. So sánh sự giống và khác nhau ở hai câu a) và b) dưới đây như sau:
a) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm "hóa vàng".
b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hóa vàng" [... ].
* Giống nhau: Cả hai câu trên đều là câu bị động
* Khác nhau: câu a có thêm từ được, câu b) thì không.
2. Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động như sau:
- Chuyển từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị, được vào sau cụm từ ấy
- Chuyển từ, cụm từ chỉ chủ thể hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu
3. Hai câu:
a) Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi.
b) Tay em bị đau.
- Hai câu a, b không phải là câu bị động bởi vì chủ ngữ không được người sự vật hướng vào.
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 65 Ngữ Văn 7 Tập 2): Chuyển đổi các câu đã cho thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau như:
a) * Câu gốc: Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
* Câu sửa:
- Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII
- Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII
b) * Câu gốc: Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
* Câu sửa:
- Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
- Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c) * Câu gốc: Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
* Câu sửa:
- Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
- Con ngựa bạch buộc bên gốc đào
d) * Câu gốc: Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
* Câu sửa:
- Lá cờ đại được người ta dựng lên ở giữa sân
- Lá cờ đại đươc dựng giữa sân
Bài 2 (trang 65):
* Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động - một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị.
a) Câu gốc: Thầy giáo phê bình em.
Câu sửa:
- Em bị thầy giáo phê bình (nghĩa: em cho rằng bị phê bình là điều tồi tệ)
- Em được thầy giáo phê bình (nghĩa: em cho rằng được phê bình là cơ hội để giúp mình tốt hơn)
b) Câu gốc: Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
Câu sửa:
- Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi (nghĩa: ngôi nhà ấy phá đi là không tốt)
- Ngôi nhà ấy được người ta phá đi (nghĩa: ngôi nhà ấy phát đi là tốt)
c) Câu gốc: Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
Câu sửa:
- Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp (nghĩa: sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn bị thu hẹp là không tốt đi theo chiều hướng xấu)
- Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn được trào lưu đô thị hóa thu hẹp (nghĩa: sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn bị thu hẹp là tốt đi theo chiều hướng tích cực)
Nhận xét: Nhìn chung sắc thái nghĩa của từ bị trong câu bị động đi theo chiều hướng tiêu cực, xấu đi, còn từ được theo chiều hướng tích cực, tốt lên.
Bài 3 (trang 65): Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động như sau:
Sống ở trên đời ai cũng có trong mình một niềm say mê, với tôi niềm say mê ấy chính là văn học. Không biết tự bao giờ niềm say mê ấy đã được nhem nhóm lên trong tôi. Bước chân vào thế giới văn chương tôi được tham gia chuyến phiêu lưu kì thú để đi tới xứ sở của cái đẹp. Tôi say mê với những câu chuyện về cuộc sống con người. Tôi yêu say đắm những vần thơ khiến trái tim rung động trong hàng triệu năm dài. Với tôi văn chương là nguồn sống, là cái đích chứa đựng ý nghĩa cuộc đời.
Bài trước: Soạn bài: Ý nghĩa của văn chương (trang 62 Ngữ Văn 7 Tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh (trang 65 SGK Ngữ văn 7 tập 2)