Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (siêu ngắn) > Soạn bài: Kiểm tra phần văn lớp 7 học kì 2 (trang 137 Ngữ Văn 7 Tập 2)

Soạn bài: Kiểm tra phần văn lớp 7 học kì 2 (trang 137 Ngữ Văn 7 Tập 2)

Câu 1 (trang 137 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

- Hai dòng đầu dùng nghệ thuật so sánh để ví "công cha, nghĩa mẹ" vốn là hai khái niệm trừu tượng thành cụ thể:

+ Nói đến hình ảnh núi Thái Sơn là nói tới một ngọn núi:

• Hùng vĩ, to lớn.

• Là nơi các vua chúa thường lên đây cầu mưa thuận, gió hòa. Cầu cho thiên hạ thái bình, thịnh vượng nên rất linh thiêng.

+ Hình ảnh nước trong nguồn

• Nơi khuất ít ai biết tới

• Nơi cội nguồn để có suối có sông có biển cả

• Sự chắt chiu từng giọt đã được thanh lọc qua đất đá có giọt nước trong lành không bao giờ vơi cạn.

→ Hai hình ảnh gợi rất sâu công ơn cha mẹ với con cái

- Hai câu thơ cuối khuyên nhủ ần cần mà tha thiết

+ Nói lên thứ tình cảm con người cần quý trọng: trong trăm thứ đạo, đạo hiếu làm đầu.

+ Tôn giáo lớn nhất của đời người là thờ cha, kính mẹ.

Câu 2 (trang 137):

"Sàng tiền minh nguyện quang

Nghi thị địa thượng sương

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương"

( Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch)

- Với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện, bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình yêu quê hương của một con người, sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.

Câu 3 (trang 137):

- Hai câu thơ Đường:

"Mục đồng địch lí ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền"

Dịch nghĩa:

"Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng"

(Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Trần Nhân Tông)

- Lý do yêu thích: hai câu thơ là bức tranh cuộc sống thiên nhiên yên bình thân thuộc của thôn quê buổi chiều tà.

Câu 4 (trang 137):

- Hai câu thơ về trăng trong bài "Cảnh khuya".

+ Cảnh khuya: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

+ Rằm tháng giêng: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên (Rằm xuân lồng lộng trăng soi)

- Nhận xét nghệ thuật miêu tả: nghệ thuật điệp từ, miêu tả một cách tài tình, đặc sắc vẻ đẹp thơ mộng huyền ảo của ánh trăng trong đêm

- Bác Hồ là một con người yêu thiên nhiên say đắm và hòa mình trước vẻ đẹp thiên nhiên

Câu 5 (trang 137):

- Tình cảm quê hương, đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi: Tác giả đã thể hiện một tấm lòng nhớ thương, yêu quê hương da diết khi đang ở nơi xa đồng thời thể hiện sự am hiểu tinh tế về mùa xuân quê hương.

Câu 6 (trang 137):

- Phân tích câu thành ngữ: "Tấc đất tấc vàng"

+ Ý nghĩa: Đất quý vì đất nuôi sống con người là nơi để ở, người lao động phải đổ xương máu mới có và bảo vệ được đất.

+ Giá trị kinh nghiệm: nhắc nhở con người hãy luôn biết quý trọng đất.

- Câu thành ngữ: "Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"

+ Ý nghĩa: Tháng bảy mà kiến bò nhiều là sắp có lũ lụt

+ Giá trị kinh nghiệm: Dự báo lũ lụt để chủ động có biện pháp phòng chống

Câu 7 (trang 137): Những luận điểm chính trong các văn bản nghị luận bài 20, bài 21 và bài 23.

- Bài 20: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

+ Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu có từ lâu đời của nhân dân ta.

+ Tinh thần yêu nước qua lịch sử và trong hiện tại.

+ Nhiệm vụ phát huy tinh thần ấy.

- Bài 21: Sự giàu đẹp của tiếng Việt

+ Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, đầy sức sống.

- Bài 23: Đức tính giản dị của Bác Hồ

+ Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với cuộc sống thanh bạch của Bác.

+ Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, làm việc.

Câu 8 (trang 137): Chứng minh ý kiến của Hòa Thanh: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có:

- Ta chưa từng được ngắm cảnh trăng nơi núi rừng Việt Bắc thơ mộng nhưng qua bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh đã giúp ta cảm nhận điều đó.

- Bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước đã bồi dưỡng tình cảm yêu nước vốn thường trực trong ta

Câu 9 (trang 137):

- Nghệ thuật tương phản là: đưa ra những chi tiết, hành động đối lập, tương phản nhằm làm nổi bật lên vấn đề, tư tưởng chính của tác phẩm.

- Cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là cảnh nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả trước nguy cơ đê vỡ, một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ đi hộ đê.

Câu 10 (trang 137):

- Ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu": đó là sự khinh miệt, bất hợp tác và sự kiên định trong lập trường yêu nước của ông.

Câu 11 (trang 137):

- Qua trích đoạn Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thành ngữ Oan Thị Kính tức là: dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức cùng cực không thể nào giãi bày được.