Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (siêu ngắn) > Soạn bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích (trang 69 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Soạn bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích (trang 69 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

I. Mục đích và phương pháp giải thích

1. Trong cuộc sống khi chưa hiểu về một sự vật, hiện tượng lạ nào đó người ta sẽ cần được giải thích.

- Một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày như:

+ Vì sao lại có nguyệt thực

+ Tại sao lại có mưa?

+ Tại sao ở hiền gặp lành?

+ Tại sao phải trung thực?

+ Tại sao phải bảo vệ môi trường?

* Muốn giải thích được thấu đáo những câu hỏi đó thì người ta phải hiểu, phải học và phải có tri thức nhiều mặt.

2. Trong văn nghị luận giải thích là thao tác nhằm làm sáng tỏ nội dung ý nghĩa một từ, một câu, một khái niệm.... Chúng thường tồn tại dưới dạng một tư tưởng một quan niệm đánh giá. Muốn giải thích được ta phải phân tích được nội dung của vấn đề ấy

3. Trả lời câu hỏi

a. Bài văn trên giải thích vấn đề lòng khiêm tốn. Và vấn đề đó được giải thích như sau:

- Lòng khiêm tốn được giải thích thông qua những đoạn văn định nghĩa có từ là, những đoạn văn chứng minh, làm sáng tỏ khái niệm khiêm tốn

- Các khía cạnh cụ thể của lòng khiêm tốn đã được làm sáng tỏ thông qua cách liệt kê, các biểu hiện, đối lập, kẻ khiêm tốn và không khiêm tốn rồi tóm lại đánh giá tổng quát.

b. Những câu định nghĩa

- Khiêm tốn là biểu hiện của những con người đứng đắn...

- Khiêm tốn là tính nhã nhặn

- Vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận

→ Đây là cách giải thích làm cho người ta hiểu sâu hơn những vấn đề còn trừu tượng chưa rõ ràng

c. Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn là những cách giải thích sinh động, phong phú tạo nên sức thuyết phục cho tác phẩm.

d. Việc chỉ ra cái lợi, cái hại và nguyên nhân của thói không khiêm tốn là nội dung của bài giải thích khiến vấn đề giải thích có ý nghĩa thực tế với người đọc.

- Lập luận giải thích là dùng các cách: nêu định nghĩa, so sánh đối chiếu, chỉ ra mặt lợi hại,... để làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,...

II. Luyện tập

- Vấn đề giải thích trong bài là lòng nhân đạo.

- Phương pháp giải thích là:

+ Nêu định nghĩa: lòng nhân đạo là lòng biết thương người

+ Đặt câu hỏi: Thế nào là biết thương người? Thế nào là lòng nhân đạo?

+ Kể những biểu hiện

• Ông lão hành khất

• Đứa bé nhặt từng mẩu bánh

• Mọi người xót thương

+ Đối chiếu lập luận bằng cách đưa ra câu nói của Thánh Găng-đi