Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (siêu ngắn) > Soạn bài: Bạn đến chơi nhà (trang 105 Ngữ Văn 7 Tập 1)

Soạn bài: Bạn đến chơi nhà (trang 105 Ngữ Văn 7 Tập 1)

Bố cục của bài thơ gồm:

- Phần 1 (câu đầu): Giới thiệu sự việc

- Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

- Phần 3 (câu cuối): Tình bạn thắm thiết, chân thành

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 105 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Bài thơ có tám câu mỗi câu bảy chữ.

+ Hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chẵn

+ Có phép đối ở các cặp câu giữa: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6

Câu 2 (trang 105):

- Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên tình huống, hoàn cảnh bạn đến chơi nhưng nhà không có gì để tiếp đãi bạn. Rồi kết thúc bằng câu thơ: "Bác đến chơi đây ta với ta" - thể hiện tình cảm đậm đà, thắm thiết. Cụ thể:

a. Theo nội dung câu thứ nhất đã rất lâu bạn mới đến chơi nhà hoàn cảnh như thế Nguyễn Khuyến nên có một sự tiếp đãi chu đáo thể hiện tình cảm của mình.

b. – Thế nhưng qua sáu câu tiếp theo hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại chẳng có gì:

+ Nhà không có trẻ để sai bảo, nhà thì xa chợ không mua được món gì chiêu đãi bạn

+ Nhà có ao nhưng sâu quá không bắt được cá

+ Vườn rộng rào lại thưa nên khó bắt gà

+ Cải chửa ra cây, cà mới nụ

+ Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa

+ Cả đến miếng trầu tiếp khách cũng không có

- Tạo ra tình huống đặc biệt như thế tác giả muốn lấy cái không để bật lên khẳng định một cái có đó là tình bạn thắm thiết đậm đà: "Bác đến chơi đây ta với ta".

c. - Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ "ta với ta" là ý muốn nói tình bạn thắm thiết của tác giả và người bạn tới chơi.

- Qua đó tác giả khẳng định tình cảm gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ chút tự hào chân chính về tình bạn đó.

d. Nhận xét về tình bạn trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" đó là tình bạn tri âm, tri kỷ.

Luyện tập

Câu 1 (trang 106):

a. Điểm khác trong ngôn ngữ của bài thơ "Bạn đến chơi nhà" và bài "Sau phút chia li" đó là:

- Trong bài "Bạn đến chơi nhà" có sử dụng nhiều vốn từ thuần Việt

- Ngôn ngữ được sử dụng theo phong cách bình dân, giản dị chủ yếu là ngôn ngữ đời thường, khẩu ngữ (bác, ta, ao sâu, đuổi, ...... )

b. So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" và "Qua đèo ngang"

* Giống nhau:

- Hình thức

- Đều được dùng để biểu lộ bộc bạch tâm trạng, tình cảm của mỗi tác giả.

* Khác nhau:

- Trong bài thơ "Qua đèo ngang"- ta với ta là tự mình nói với chính mình: biểu lộ sâu sắc, thấm thía nỗi cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn, hoang vu.

- Còn trong bài "Bạn đến chơi nhà"- ta với ta là: tôi với bác (nhà thơ với người bạn đến chơi) để khẳng định tình bạn thắm thiết, keo sơn gắn bó giữa hai người.