Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (siêu ngắn) > Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Rèn luyện chính tả - Học kì 2

Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Rèn luyện chính tả - Học kì 2

I. Nội dung luyện tập

II. Một số hình thức luyện tập

1. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi

2. Làm bài tập chính tả

a. Điền vào chỗ trống

- Điền một chữ cái, một dấu thanh, một vần vào chỗ trống:

+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành

+ Điền dấu hỏi, dấu ngã lên những chữ được in đậm: mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì

- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:

+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập

+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ trống: liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả

b. Tìm từ theo yêu cầu

- Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:

+ Tìm các từ chỉ hoạt động trạng thái bắt đầu bằng ch hoặc tr:

• Cha chú, chả lụa, chạc, chạch

• Chạy, chào, chạm, cháy

• Chán, chát, chăm

• Trời, truyện, trục,

• Trúng, trợn mắt, tru tréo

• Trong trẻo, trắng, trơn tru,...

+ Tìm các từ chỉ đặc điểm tính chất có thanh hỏi hoặc thanh ngã:

• Khỏe, khẩn khoản, đỏ, ngẩn ngơ, ngớ ngẩn

• Hỗn loạn, lịch lãm, khập khễnh, rõ

- Tìm từ, cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn. Ví dụ tìm những tiếng có chứa thanh hỏi, thanh ngã có nghĩa như sau:

+ Trái nghĩa với chân thật: Giả dối

+ Đồng nghĩa với từ biệt: giã từ, giã biệt,

+ Dùng chày cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp ngoài: giã

c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ nhầm lẫn:

- Đặt câu với các từ lên, nên

+ Thứ sáu, tôi lên tàu về quê

+ Các em học sinh nên chăm chỉ học hành

- Đặt câu để phân biệt vội, dội:

+ Xin lỗi, tôi đang vội, gặp bạn sau nhé!

+ Tiếng mưa từ xa đã dội lại

3. Lập sổ tay chính tả