Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (siêu ngắn) > Soạn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (trang 21 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Soạn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (trang 21 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

I. Tìm hiểu đề văn nghị luận

1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

a. Tất cả các đề văn nêu ở trên đều có thể làm đề bài, đầu đề được và hoàn toàn có thể dùng cho bài văn sắp được viết

b. Văn nghị luận là phải dùng hệ thống lí lẽ, dẫn chứng mang tư tưởng, quan điểm của mình nhằm xác lập cho người đọc, người nghe tư tưởng quan điểm ấy. Dựa vào định hướng của các đề bài ở trên mà chúng ta dễ dàng xác định được đó là đề văn nghị luận.

c. Tính chất đề văn yêu cầu chúng ta phải hiểu đúng vấn đề phạm vi tính chất của bài văn nghị luận để ta không bị đi lệch vấn đề mà mình quan tâm.

2. Tìm hiểu đề văn

a. Tìm hiểu đề văn: Chớ nên tự phụ.

- Đề nêu lên vấn đề: Không nên tự phụ

- Đối tượng phạm vi nghị luận ở đây là phân tích khuyên nhủ, không nên tự phụ

- Khuynh hướng tư tưởng trong đề là phủ định

- Đề đòi hỏi người viết phải có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu căng khẳng định sự khiêm tốn học hỏi biết mình biết ta.

b. Trước một đề văn muốn làm bài tốt cần tìm hiểu: vấn đề nghị luận, đối tượng phạm vi của đề, khuynh hướng tư tưởng tình cảm thái độ mà đề định hướng.

II. Lập dàn ý cho bài văn nghị luận

1. Xác lập luận điểm

- Tự phụ là thói xấu của con người

- Đức tính khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì tự phụ sẽ hủy hoại, làm xấu nhân cách ấy.

- Những luận điểm phụ:

+ Tự phụ làm cho cá nhân không biết mình là ai

+ Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.

+ Tự phụ khiến bản thân bị mọi người chê trách, xa lánh.

2. Tìm luận cứ

- Tự phụ: tự đánh giá cao tài năng của bản thân, coi thường người khác kể cả người trên mình.

- Chớ nên tự phụ bởi:

+ Không biết khả năng thực sự của bản thân

+ Bị mọi người ghét bỏ

- Tự phụ có hại:

+ Tự cắt đứt quan hệ của mình với người khác

+ Không có sự hợp tác của mọi người công việc sẽ dễ mắc sai lầm, không hiệu quả

+ Khi thất bại sẽ tự ti

+ Tâm hồn không bình yên, thanh thản

- Tự phụ có hại cho:

+ Bản thân người tự phụ

+ Quan hệ với người khác

- Nêu dẫn chứng:

+ Đưa dẫn chứng thực tế trong trường, lớp.

+ Bản thân

+ Sách báo, ca dao và truyện cổ tích

3. Xây dựng lập luận

- Bắt đầu từ định nghĩa tự phụ là gì?

- Biểu hiện của tự phụ

- Tác hại của tự phụ

- Kết luận không nên tự phụ

III. Luyện tập

Đề bài: Tìm hiểu và nêu lập ý cho chủ đề: "Sách là người bạn lớn của con người".

1. Tìm hiểu đề

- Vấn đề nghị luận: vai trò của sách với con người

- Đối tượng phạm vi: phân tích, chứng minh sách là người bạn lớn của con người

- Khuynh hướng tư tưởng là khẳng định

- Đề yêu cầu người viết khẳng định vai trò to lớn của sách, phê phán thái độ coi thường bỏ bê sách

2. Lập dàn ý

A. Mở bài: giới thiệu vấn đề vai trò to lớn của sách với trí tuệ, tâm hồn và cuộc sống con người

B. Thân bài

- Sách đưa ta du lịch qua biển lớn tri tức loài người

+ Về thế giới con người

+ Về lịch sử, hiện tại và tương lai

- Sách văn học mở đường đưa ta vào thế giới tâm hồn mỗi con người.

+ Sách giúp ta thư giãn

+ Đưa ta đến xứ sở của cái đẹp.

+ Cho ta học lời hay, ý đẹp để giao tiếp, ứng xử với mọi thứ xung quanh.

- Dẫn chứng

C. Kết bài

- Phải yêu sách

- Hãy rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày.