Soạn bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận (trang 18 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
I. Luận điểm luận cứ và lập luận
1. Luận điểm
- Luận điểm trong bài viết "Chống nạn thất học" chính là chống nạn thất học
- Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng một quan điểm và cụ thể hóa thành những câu văn khẳng định:
+ Một trong những việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí
+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi... biết viết chữ Quốc ngữ
- Luận điểm này thống nhất các đoạn văn thành một khối góp phần làm sáng rõ luận điểm
- Luận điểm muốn rõ ràng thuyết phục phải:
+ Đúng đắn chân thực
+ Đáp ứng nhu cầu thực tế
2. Luận cứ
- Những luận cứ trong bài Chống nạn thất học đó là:
+ Những người đã biết hãy dạy cho những người chưa biết chữ... giúp đồng bào thất học
+ Những người chưa biết chữ hãy gắng sức... người làm của mình.
+ Phụ nữ lại cần phải học... ứng cử?
- Những luận cứ này là lí lẽ và dẫn chứng làm rõ, tạo sức thuyết phục cho luận điểm
- Muốn có sức thuyết phục luận điểm phải chân thật đúng đắn, tiêu biểu
3. Lập luận
- Lập luận trong bài Chống nạn thất học rõ ràng chặt chẽ và rất hợp lí:
+ Đoạn văn 1: Pháp với chính sách "ngu dân" đã lừa dối, bóc lột đồng bào ta suốt bao năm qua
+ Đoạn văn 2: 95% dân số thất học như thế làm sao xây dựng đất nước được.
+ Đoạn văn 3,4: nêu luân điểm bằng 2 câu (ở hai đoạn văn)
+ Đoạn 5: Công việc của người đã biết chữ
+ Đoạn 6: Phấn đấu của người chưa biết chữ
+ Đoạn 7: Phụ nữ càng cần cố gắng để đuổi kịp nam giới
- Những luận cứ trên bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự:
+ Trước đây và hôm nay
+ Công việc của người: đã biết chữ, chưa biết chữ, phụ nữ
- Ưu điểm: làm cho bài viết rõ ràng thuyết phục; lí do và biện pháp chống nạn thất học
II. Luyện tập
- Luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong bài đời sống: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
+ Mở bài: giới thiệu ngắn gọn thói quen tốt và thói quen xấu
+ Thân bài: đưa ra những dẫn chứng về thói xấu với thái độ phê phán
• Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu....
• Vứt rác bừa bãi là thói quen xấu tệ hại
+ Kết bài: đề ra hướng tạo thói quen tốt
- Nhận xét: Tất cả những điều trên đã làm cho bài viết ngắn gọn mạch lạc giàu sức thuyết phục
Bài trước: Soạn bài: Rút gọn câu (trang 16 Ngữ Văn 7 Tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (trang 21 SGK Ngữ văn 7 tập 2)