Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (trang 4 Ngữ Văn 7 Tập 2)
Câu 1 (trang 4 Ngữ Văn 7 Tập 2):
Học sinh chú ý đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.
Câu 2 (trang 4):
- Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài thành hai nhóm:
+ Nhóm 1 (gồm câu 1,2,3,4): Những câu tục ngữ về thiên nhiên
+ Nhóm 2 (gồm câu 5,6,7,8): Những câu tục ngữ về lao động, sản xuất.
Câu 3 (trang 4): Phân tích những câu tục ngữ như sau:
Câu tục ngữ số | Nghĩa | Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm | Trường hợp áp dụng | Giá trị kinh nghiệm |
1 | Tháng năm âm lịch đêm ngắn ngày dài, tháng mười đêm dài ngày ngắn | Dựa vào quan sát cảm nhận thực tiễn của người lao động xưa và đến nay cũng đã được khoa học chứng minh. | Tính toán sắp xếp công việc vào mùa hè hoặc mùa đông cho hợp lý. | Giúp con người chủ động để nhìn nhận sử dụng thời gian, công việc, sức khỏe vào những thời đểm khác nhau trong năm |
2 | Đêm trước nhiều sao ngày hôm sau sẽ nắng, ít sao sẽ mưa. Kinh nghiệm quan sát trời của người lao động | Đêm mùa hè (nhưng không phải lúc nào cũng đúng) | Ý thức nhìn sao trời để dự đoán thời tiết sắp xếp công viêc | Dự đoán thời tiết khi thiếu thiết bị, sắp xếp công việc phù hợp |
3 | Trời xuất hiện áng mây có sắc vàng màu mỡ gà là sắp có bão | Quan sát, đúc kết | Thường vào mùa bão lũ | Dự đoán bão để chủ động bảo vệ con người nhà cửa |
4 | Tháng bảy mà kiến bò nhiều là sắp có lũ lụt | Quan sát đúc kết | Tháng bảy âm lịch (thường là mùa lũ lụt) | Ý thức chủ động dự báo lũ lụt để chủ động phòng chống |
5 | Đất quý như vàng | Đất quý vì đất nuôi sống con người và là nơi để ở. Người dân phải đổ xương máu mới để bảo vệ và giữ được đất | Phê phán sự lãng phí đất, đề cao giá trị vùng đất tốt | Nhắc nhở con người hãy quý trọng đất. |
6 | Trong các nghề ở nông thôn nghề đem lại lợi ích kinh tế nhiều nhất là nuôi cá, tiếp là làm vườn, sau đến làm ruộng | Đúc kết từ giá trị kinhh tế của các nghề | Tùy vào từng địa phương không phải lúc nào cũng đúng | Khuyên nhủ con người biết khai thác phát huy có hiệu quả những nguồn lợi kinh tế đó |
7 | Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, công chăm sóc, giống lúa) trong nghề trồng lúa nước | Tích lũy trong quá trình trồng lúa, có cơ sở khoa học | Trong trồng lúa nước | Giúp nhà nông thấy được tầm quan trọng của các yếu tố đó và mối quan hệ giữa chúng |
8 | Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và khâu làm đất trong nghề trồng trọt | Tích lũy trong quá trình lao động | Trong sản xuất nông nghiệp | Có ích lợi lớn trong nông nghiệp |
Câu 4 (trang 5): Những đặc điểm của tục ngữ:
- Hình thức ngắn gọn: số lượng tiếng trong một câu rất ít từ khoảng 5 đến 8 tiếng không thể thu gọn được nữa. Làm cho câu văn dễ nhớ, dễ thuộc.
- Mỗi vế câu tục ngữ đều có vần: nhất là vần lưng, dễ đọc, dễ thuộc
Ví dụ như: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Các vế đối xứng nhau cả về hình tức và nội dung
Ví dụ: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
⇒ Cả hai vế đều lấy sao trời làm cơ sở dự báo thời tiết
- Hình ảnh trong câu cụ thể, sinh động khiến câu hàm súc kinh nghiệm thuyết phục hơn. Biện pháp nói quá thường được sử dụng để gây ấn tượng thuyết phục người nghe
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Luyện tập
Một số câu tục ngữ sưu tầm:
♦ Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa
♦ Gió nam đưa xuân sang hè
♦ Ếch kêu uôm uôm, ao chum đầy nước
♦ Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
♦ Được mùa cau đau mùa lúa
Được mùa lúa úa mùa cau
Bài trước: Soạn bài: Chương trình địa phương (phần tiếng việt): Rèn chính tả Bài tiếp: Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) (trang 6 SGK ngữ văn 7 tập 2)