Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (siêu ngắn) > Soạn bài: Sau phút chia li (trang 92 Ngữ Văn 7 Tập 1)

Soạn bài: Sau phút chia li (trang 92 Ngữ Văn 7 Tập 1)

Bố cục của bài gồm 3 phần:

- Phần 1: Khúc ngâm 1 (4 câu đầu): nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia li phũ phàng

- Phần 2: Khúc ngâm 2 (4 câu tiếp): nỗi xót xa trong cách trở núi sông

- Phần 3: Khúc ngâm 3 (4 câu cuối): nỗi sầu thương trước bao cảnh vật

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 92 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Đoạn thơ trích được dịch theo thể song thất lục bát gồm hai câu bảy chữ tiếp đến là một cặp lục bát (sáu- tám)

- Cách gieo vần:

+ chữ cuối câu bảy trên vần với chữ thứ năm câu bảy dưới, đều là vần trắc

+ chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu sáu đều vần bằng

+ chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ sáu câu tám đều vần bằng

+ chữ cuối câu tám lại vần với chữ thứ năm câu bảy trên của khổ sau, cũng vần bằng

Câu 2 (trang 92):

- Qua 4 khổ thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả qua các hình ảnh đối lập tương phản cho thấy tình cảnh chia li: người chồng đi xa còn người chinh phụ ở nhà vò võ ngóng trông.

+ chàng đi cõi xa mưa gió thiếp về buồng cũ chiếu chăn

+ Đoái trông theo đã cách ngăn

- Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó là:

+ gợi tả sâu sắc nỗi sầu chia li.

+ nỗi buồn dường như đã thấm vào cảnh vật phủ lên màu biếc của mây trời, trải vào màu xanh của núi ngàn

+ hình ảnh mây biếc núi xanh gợi lên cái độ mênh mông cái tầm vũ trụ của nỗi sầu

Câu 3 (trang 92):

- Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu được gợi tả thêm, sâu sắc hơn qua phép đối ngoảnh lại- trông sang và hình thức điệp từ đảo vị trí hai địa danh Hàm Dương, Tiêu Dương

- Nỗi sầu tăng thêm nỗi nhớ nhung như xót xa hơn

Câu 4 (trang 93):

- Qua 4 câu thơ cuối nỗi sầu còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên

- Các điệp từ cùng, thấy trong hai câu bảy chữ cùng cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng

+ gợi tả được nỗi sầu oái oăm, nghịch chướng

+ sự xa cách đã đạt tới độ mất hút vào ngàn dâu xanh ngắt thấm vào sự mênh mông thăm thẳm của đất trời

+ câu hỏi tu từ ở câu thơ cuối đã cho thấy nỗi sầu của người chinh phụ lên đến trạng thái cực điểm

Câu 5 (trang 93):

* Các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ

+ điệp tên địa danh: Hàm Dương, Tiêu Dương

+ điệp từ điệp ý (cùng, thấy, ngàn dâu, xanh ngắt, cùng trông)

- Tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó là:

+ lột tả sâu sắc nỗi sầu buồn oái oăm của người chinh phụ

+ thể hiện nỗi nhớ nhung da diết khắc khoải từng ngày của người chinh phu

Câu 6 (trang 93:

- Cảm xúc chủ đạo là nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng ra trận đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.

- Ngôn từ được sử dụng vô cùng tài tình và điêu luyện.

- Giọng điệu của đoạn ngâm khúc là lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa cùng niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi

Luyện tập

Bài 1 (trang 93): Phân tích màu xanh trong đoạn thơ:

a. Các từ chỉ màu xanh: mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt

b. Sự khác nhau trong các màu xanh:

- Núi xanh: màu xanh của lá cây, đặc trưng của núi rừng

- Mây biếc: do được phản chiếu bởi ánh sáng mặt trời mây mang màu xanh đậm ánh biếc

- Xanh xanh: màu xanh bị nhạt nhòa theo khoảng cách

- Xanh ngắt: màu xanh đậm trải dài

c. Tác dụng

- Màu xanh → xanh xanh → xanh ngắt → xanh của núi → xanh của ngàn dâu

⇒ Không gian như đã bị bao trùm bởi sắc xanh điều này góp phần gợi lên cái mênh mông tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li

- Sự thay đổi từ thanh không (xanh xanh) sang thanh sắc (xanh ngắt) diễn tả rõ nét độ tăng của cảm xúc sầu nhớ