Soạn bài: Quá trình tạo lập văn bản (trang 45 Ngữ Văn 7 Tập 1)
Các bước tạo lập văn bản
Câu 1 (trang 45 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Người ta có nhu cầu tạo lập văn bản khi muốn có thông tin một vấn đề gì đó (tri thức tình cảm).
- Điều thôi thúc người ta phải viết thư là do nhu cầu muốn trao đổi thông tin với người khác.
Câu 2 (trang 45):
- Để tạo lập một văn bản ta cần phải xác định bốn vấn đề cơ bản sau: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về vấn đề gì? Viết như thế nào?
- Bỏ qua vấn đề nào cũng không thể tạo thành văn bản.
Câu 3 (trang 45):
- Sau khi xác định được bốn vấn đề trên, cần tìm ý và sắp xếp ý để có bố cục rành mạch hợp lí thể hiện đúng định hướng vấn đề.
Câu 4 (trang 45):
– Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được một văn bản.
- Văn bản ấy cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ đúng chính tả
+ đúng ngữ pháp
+ dùng từ chính xác
+ sát với bố cục
+ có tính liên kết
+ có mạch lạc
+ lời văn trong sáng
Câu 5 (trang 45):
– Có thể coi văn bản là sản phẩm của tinh thần cho nên cần phải kiểm tra sau khi hoàn thành.
- Sự kiểm tra cần dựa vào các tiêu chuẩn sau:
+ nội dung có đi đúng hướng không?
+ bố cục chặt chẽ chưa?
+ diễn đạt có gì sai sót không?
Luyện tập
Bài 1 (trang 46):
a. Khi tạo lập văn bảo bao giờ cũng phải nói những điều cần thiết.
b. Phải quan tâm đến việc viết cho ai? cho cái gì? Bởi việc đó giúp cho cách dùng từ xưng hô được thích hợp.
c. Trước khi làm bài phải xây dựng bố cục cho hợp lí. Việc đó giúp ta đi sát theo yêu cầu của đề bài.
d. Sau khi hoàn thành cần kiểm tra lại bài việc đó giúp bài viết tránh được những sai sót, đạt yêu cầu về nội dung và cả về hình thức.
Bài 2 (trang 46):
a. Ở đây bạn ấy đã không xác định đúng nội dung giao tiếp. Cần phải bổ sung thêm những kinh nghiệm để các bạn khác học tập tốt hơn.
b. Đối tượng giao tiếp ở đây đã được xác định đúng và hợp lí.
Bài 3 (trang 46):
a. Dàn bài không nhất thiết cần phải viết thành những câu trọn vẹn đúng ngữ pháp chỉ cần đủ ý và càng ngắn gọn càng tốt vậy nên các câu không cần liên kết chặt chẽ.
b. Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau. Vậy:
- Để phân biệt được mục lớn mục nhỏ cần tổ chức các ý theo hệ thống rõ ràng dựa trên hệ thống kí hiệu đã được quy ước chung.
- Muốn biết các mục đã được sắp xếp đầy đủ và rành mạch chưa cần viết đúng thứ bậc các ý và kiểm tra lại sau khi hoàn thành.
Bài 4 (trang 47):
- Định hướng văn bản:
+ nội dung: nói lên sự ân hận vì trót thiếu lễ độ với mẹ
+ đối tượng: viết cho bố
+ mục đích: xin lỗi bố
- Xây dựng bố cục
I. Mở đầu thư
+ nơi viết, ngày tháng năm
+ lời xưng hô
II. Phần nội dung thư
+ lí do: muốn xin lỗi bố
+ kể lại việc lầm lỗi: cô giáo đến thăm – lỡ thốt lên lời nói thiếu lễ độ với mẹ làm cho mẹ buồn.
+ niềm ân hận: sau khi đọc thư bố, cảm thấy ân hận - lòng day dứt - giờ đã hiểu lòng mẹ, sự hi sinh của mẹ - con đáng trách vô cùng - thương mẹ
+ lời xin lỗi bố và hứa hẹn: mong bố tha thứ lỗi lầm- hứa sẽ ngoan ngoãn hơn- sẽ làm việc đỡ đần cho mẹ và học giỏi hơn
III, Cuối thư
+ Chúc sức khỏe bố
+ Kí tên
c. Diễn đạt thành văn bản
d. Kiểm tra văn bản
Bài trước: Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả (trang 44 sgk Ngữ văn 7 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Những câu hát than thân (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1)