Soạn bài: Ôn tập văn biểu cảm (trang 168 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm cụ thể như sau:
- Về mặt nội dung:
+ Văn miêu tả tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật, vật) sao cho người khác hình dung được.
+ Văn biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó để nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.
- Về nghệ thuật
+ Văn miêu tả thường sử dụng các biện pháp ẩn dụ, so sánh.
+ Văn biểu cảm trực tiếp thường dùng lời than (ôi, chao ôi, hỡi ôi,... ), lời gọi (bác ơi, mẹ ơi,... ) lời giục giã, lời mời (hãy, cứ, xin,... ) lời tự thổ lộ (mong sao, thương biết mấy,..... ). Biểu cảm gián tiếp ẩn dụ miêu tả nhưng trọng tâm là biểu cảm.
2. Sự khác nhau giữa văn biểu cảm và văn tự sự cụ thể như sau:
- Về nội dung
+ Văn biểu cảm của tự sự chỉ làm nền nói lên cảm xúc qua sự việc.
+ Văn tự sự nhằm kể lại một câu chuyện, một sự việc có diễn biến, nguyên nhân, kết quả
- Về nghệ thuật
+ Văn biểu cảm chỉ có các yếu tố hồi tưởng các sự việc để lại ấn tượng sâu sắc biểu cảm mới là yếu tố chính.
+ Văn tự sự yếu tố kể là chính.
3. Vai trò nhiệm vụ của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm là:
- Tự sự miêu tả đóng vai trò làm giá đỡ cho người viết bộc lộ tình cảm.
- Chúng gắn bó mật thiết với nhau. Cụ thể:
+ Tự sự kể lại các sự kiện gây xúc động lòng người, sau đoạn tự sự thường xuất hiện biểu cảm, khơi gợi cảm xúc.
+ Miêu tả tái hiện trạng thái, tính chất của sự vật, hiện tượng qua đó bộc lộ cảm xúc.
- Ví dụ trong bài văn cảm nghĩ về thầy cô giáo có các yếu tố miêu tả, tự sự như sau:
+ Miêu tả đôi nét về thầy cô
+ Hồi tưởng kỉ niệm về thầy cô
Nhưng đều để bộc lộ cảm xúc tình cảm của bản thân với thầy cô, nếu thiếu các yếu tố đó bài văn sẽ không chân thực, hấp dẫn.
4. Đề bài: Cảm nghĩ về mùa xuân
- Các bước cần thực hiện như sau:
+ Tìm hiểu đề
+ Lập ý (xác định biểu hiện những tình cảm gì, đối với nghĩa hợp cảnh gì)
+ Lập dàn bài
+ Đọc lại và sửa chữa
- Bài văn có thể triển khai thành các ý như sau:
+ Mùa xuân đem lại một tuổi mới. Đối với thiếu nhi, thiếu niên mùa xuân đánh dấu sự trưởng thành
+ Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc, sinh sôi tươi tốt của vạn vật muôn loài, mùa của sức sống mới.
+ Mùa xuân- mùa khởi đầu cho một năm mới với những dự định mới, thành công mới.
+ Mùa xuân là mùa của những lễ hội du xuân, những trò chơi dân gian bổ ích,...
- Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về mùa xuân.
5. Bài văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa và điệp từ.
- Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em hoàn toàn đồng ý với cách nói của họ vì nó đều bộc lộ cảm xúc trữ tính của tác giả rất rõ. Do vậy ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ.
Bài trước: Soạn bài: Chuẩn mực sử dụng từ (trang 166 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu (trang 172 Ngữ Văn 7 Tập 1)