Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (siêu ngắn) > Soạn bài: Đại từ (trang 56 Ngữ Văn 7 Tập 1)

Soạn bài: Đại từ (trang 56 Ngữ Văn 7 Tập 1)

I, Thế nào lại đại từ

1. Từ ở đoạn văn đầu chỉ: em tôi

Từ ở đoạn văn thứ hai chỉ con gà của anh Bốn Linh

- Nhờ vào các từ ngữ mà nó thay thế ở các câu văn trước mà ta biết nghĩa của hai từ đó.

2. Từ thế ở đoạn 3 chỉ việc phải chia đồ chơi

Nhờ vào sự việc từ thế thay thế ở câu trước ta hiểu nghĩa của nó.

3. Từ ai trong bài ca dao dùng để hỏi

4. Vai trò ngữ pháp của các từ nó, thế, ai cụ thể như sau:

- Từ ở câu a đóng vai trog là: chủ ngữ

- Từ ở câu b: phụ ngữ của danh từ

- Từ thế câu c: phụ ngữ động từ

- Từ ai câu d: chủ ngữ

II, Các loại đại từ

1. Đại từ để trỏ

a. Các từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, mày, hắn, nó,.... dùng để trỏ người, sự vật

b. Các đại từ bấy nhiêu, bấy: dùng để trỏ số lượng

c. Các đại từ vậy, thế dùng để chỉ hoạt động tính chất, sự việc

2. Đại từ để hỏi

a. Các đại từ ai, cái gì,... : hỏi về người sự vật

b. Các đại từ bao nhiêu, mấy: dùng hỏi số lượng

c. Các đại từ sao, thế nào: hỏi về hoạt tính chất sự vật

Luyện tập

Bài 1 (trang 56 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng sau đây:

Ngôi SốSố ítSố nhiều
1tôi, tao tớchúng tôi, chúng tao, chúng tớ
2màychúng mày
3nó, hắnchúng nó, họ

b.

- Đại từ mình trong câu "Cậu giúp đỡ mình với nhé! " thuộc ngôi tứ nhất

- Đại từ mình trong câu ca dao:

"Mình về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười"

thuộc ngôi thứ hai

Bài 2 (trang 57):

- Khi xưng hô một số danh từ như ông bà, cha mẹ,... được dùng như đại từ xưng hô

- VD:

+ Hôm qua cháu gặp bà

+ Mai mẹ đi chơi với con nhé!

+ Bố ơi, bố đi đâu thế ạ?

+ Hôm qua con tới thăm chú

Bài 3 (trang 57):

Đặt câu với các từ ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung:

- Ai: Mỗi chúng ta ai cũng có một cá tính riêng.

- Sao: Dù sao cũng phải hoàn thành hết bài tập trong ngày hôm nay.

- Bao nhiêu: Có biết bao nhiêu xương máu của ông cha đã đổ xuống mảnh đất này.

Bài 4 (trang 57):

- Đối vói các bạn cùng lớp cùng lứa tuổi nên xưng tôi, tớ gọi tên bạn hoặc gọi là cậu, bạn

- Nếu thấy hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự chúng ta cần nhắc nhở bảo ban nhau

Bài 5 (trang 57):

- So sánh sự khác nhau giữa xưng hô tiếng Anh và Tiếng Việt ta thấy từ xưng hô tiếng Việt phong phú hơn về số lượng so với tiếng Anh, tùy theo mức độ tình cảm giữa hai người mà có nhiều cách xưng hô khác nhau.

- Ví dụ trong tiếng Anh ngôi thứ nhất chỉ có một từ “ I” để chỉ trong khi đó tiếng Việt có thể là tôi (với người bằng tuổi mình), là tao (với nguời nhỏ hơn), là con (với người lớn tuổi hơn vói sự kính trọng),.....