Soạn bài: Chương trình địa phương (phần tiếng việt): Rèn chính tả
I. Nội dung luyện tập
II. Một số hình thức luyện tập
1. Luyện viết
2. Làm bài tập chính tả
a. Điền vào chỗ trống
* Điền một chữ cái một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống
+ Điền x hoặc s vào chỗ trống như sau: xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã như sau: tiểu sử, tiêu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu, tiễu trừ
- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm vần dễ mắc lỗi vào ô trống:
+ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: chung sức, trung thành, thủy chung, trung đại
+ Điền các từ mãnh hoặc mảnh vào trong chỗ trống: mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.
b. Tìm từ theo yêu cầu
- Tìm tên sự vật, hoạt động, trang thái, đặc điểm, tính chất:
+ Tên các loài cá bắt đầu bằng tr: cá trắm, cá trôi, cá trê hoặc bằng ch: cá chép, cá chuối,...
+ Các từ chỉ trạng thái tính chất hoạt động có thanh hỏi: nghỉ ngơi, ngủ, mở cửa, mải mê,... ) hoặc thanh ngã: ngẫm nghĩ, suy nghĩ, vấp ngã,... )
- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho ví dụ tìm từ bắt đầu bằng r, d, gi có nghĩa như sau:
+ Không thật vì được tạo ra không tự nhiên: giả dối
+ Tàn ác vô nhân đạo: dữ dằn
+ Dùng cử chỉ ánh mắt báo hiệu cho người khác biết: ra hiệu
c. Đặt câu để phân biệt các từ dễ nhầm lẫn
- Câu với từ dành, giành
+ Đó là số tiền mà bố mẹ tôi đã dành dụm cả đời
+ Hai con cá sấu tranh giành nhau miếng mồi
- Câu với tắt và tắc
+ Hãy tắt điện khi không sử dụng.
+ Do cống thoát nước bị tắc nên đoạn đường đã bị ngập sau trận mưa.
Bài trước: Soạn bài: Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo) (trang 193 Ngữ Văn 7 Tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (trang 4 Ngữ Văn 7 Tập 2)