Thuyết cấu tạo hóa học - Chuyên đề Hóa 11
I. Thuyết cấu tạo hóa học:
1. Nội dung: Gồm 3 luận điểm:
a. Luận điểm 1: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự đó được gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó tức là thay đổi cấu tạo hóa học sẽ tạo ra một chất khác.
b. Luận điểm 2: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị là 4. Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon (mạch vòng, không vòng, mạch nhánh, không nhánh).
c. Luận điểm 3: Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử).
2. Ý nghĩa: Thuyết cấu tạo hóa học giúp giải thích hiện tượng đồng đẳng, đồng phân.
II. Đồng đẳng, đồng phân
1. Đồng đẳng
Khái niệm: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2, nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng họp thành dãy đồng đẳng
III. Đồng phân
Khái niệm: Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.
* Có nhiều loại đồng phân:
- Đồng phân cấu tạo (gồm đồng phân về bản chất nhóm chức, vị trí nhóm chức, mạch cacbon)
- Đồng phân lập thể (khác nhau về vị trí không gian).
VII. Liên kết hóa học:
- Liên kết thường gặp trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị, gồm liên kết δ và liên kết Л.
- Sự tổ hợp của liên kết δ và Л tạo thành liên kết đôi hoặc liên kết ba (liên kết bội).
1. Liên kết đơn: (δ)
- Do 1 cặp electron tạo thành, được biểu diễn bằng 1 gạch nối giữa 2 nguyên tử.
- Liên kết δ bền.
2. Liên kết đôi: (1δ và 1Л)
- Do 2 cặp electron tạo thành, được biểu diễn bằng 2 gạch nối giữa 2 nguyên tử.
- Gồm 1δ bền và 1Л kém bền.
3. Liên kết ba: (1δ và 2Л)
- Do 3 cặp electron tạo thành, được biểu diễn bằng 3 gạch nối giữa 2 nguyên tử.
- Gồm 1δ bền và 2Л kém bền.
* Các liên kết đôi và liên kết ba gọi là liên kết bội.
Bài trước: Công thức chất hữu cơ - Chuyên đề Hóa 11 Bài tiếp: Tính chất cơ bản của hợp chất hữu cơ - Chuyên đề Hóa 11