Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp - Chuyên đề Hóa 11
Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp
I. Phương pháp giải
Học sinh cần nắm rõ cách gọi tên, cách viết đồng phân.
- Tên thay thế: Tên axit = axit + tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + “oic” (đánh số từ nhóm chức)
- Tên thông thường: Xuất phát từ nguồn gốc tìm ra chúng.
II. Ví dụ
Bài 1: Viết đồng phân axit cacboxylic của C4H8O2 và C5H10O2. Gọi tên các đồng phân.
Bài giải:
* Đồng phân của C4H8O2 và tên gọi như sau:
+) CH3CH2CH2COOH (butanoic);
+) CH3CH2(CH3)COOH (2-metyl propanoic)
* Đồng phân của C5H10O2 và tên gọi như sau:
+) CH3CH2CH2CH2COOH (axit pentanoic);
+) CH3CH2CH (CH3)COOH (axit 2-metylbutanoic);
+) CH3CH (CH3)CH2COOH (axit 3-metylbutanoic);
+) CH3C (CH3)2COOH (axit 2,2-đimetylpropanoic)
Bài 2: Viết công thức cấu tạo của các chất sau:
(1) Axit stearic;
(2) Axit n-butiric;
(3) Axit pentanoic;
(4) Axit lactic;
(5) Axit oleic;
(6) Axit propenoic.
Bài giải:
(1) Axit stearic: C17H35COOH;
(2) Axit n-butiric: CH3CH2CH2COOH;
(3) Axit pentanoic: CH3CH2CH2CH2COOH;
(4) Axit lactic: CH3CH (OH)COOH;
(5) Axit oleic: C17H33COOH;
(6) Axit propenoic: CH3CH3COOH
Bài trước: Bài tập trắc nghiệm Điều chế - Nhận biết - Chuyên đề Hóa 11 Bài tiếp: Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp - Chuyên đề Hóa 11