Chất điện li - Phương trình điện li – Nồng độ các ion trong dung dịch
I. Phương pháp giải
- Viết phương trình điện li.
- Tìm số mol phân tử hoặc mol ion.
- Áp dụng công thức tìm nồng độ các ion.
II. Ví dụ
Bài 1: Cho các chất sau: NaCl; HF; CuSO4; NaOH; Mg (NO3)2; H3PO4; (NH4)3PO4; H2CO3; ancol etylic; CH3COOH; AgNO3; Glucozơ; glyxerol; Al (OH)3; Fe (OH)2; HNO3.
Xác định chất điện li mạnh, chất điện li yếu, chất không điện li? Viết phương trình điện li của các chất (nếu có).
Bài giải:
- Các chất điện li mạnh là: NaCl; CuSO4; NaOH; Mg (NO3)2; (NH4)3PO4; AgNO3; HNO3.
Phương trình điện li:
NaCl → Na+ + Cl-
CuSO4 → Cu2+ + SO42-
NaOH → Na+ + OH-
Mg (NO3)2 → Mg2+ + 2NO3-
(NH4)3PO4 → 3NH4+ + PO43-
AgNO3 → Ag+ + NO3-
HNO3 → H+ + NO3-
- Các chất điện li yếu là: HF; H3PO4; H2CO3; CH3COOH; Al (OH)3; Fe (OH)2.
Phương trình điện li:
HF ⇌ H+ + F-
CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+
H3PO4 ⇌ H+ + H2PO4-
Al (OH)3 ⇌ Al3+ + 3OH-
H2PO4- ⇌ H+ + HPO42-
H2CO3 ⇌ H+ + HCO3-
HPO42- ⇌ H+ + PO43-
HCO3- ⇌ H+ + CO32-
Fe (OH)2 ⇌ Fe2+ + OH-
- Chất không điện li: Glucozơ; glyxerol; ancol etylic.
Bài 2: Tính nồng độ mol/lit của các ion có trong dung dịch sau:
a. Hòa tan 4,9 g H2SO4 vào nước thu được 200 ml dung dịch.
b. Trộn lẫn 500 ml dung dịch NaOH 1 M với 200 ml dung dịch NaOH 30% (d = 1,33 g/ml).
c. Trộn 200ml dung dịch Ca (NO3)2 0,5 M với 300 ml dung dịch KNO3 2M.
d. Trộn 100 gam dung dịch Fe2(SO4)3 4% (d=1,25 g/ml) với 120 ml dung dịch FeCl3 0,1 M.
e. Dung dịch HNO2 1 M, biết α = 1,2%.
Bài giải:
a) Số mol H2SO4 là: nH2SO4 = 4,9/98 = 0,05 mol
CM(H2SO4) = 0,05/0,2 = 0,25 (M)
Phương trình điện li: H2SO4 → 2H+ + SO42-
Nồng độ các ion trong dung dịch là: [H+] = 0,5 M; [SO42-] = 0,25 M
b) 500 ml dung dịch NaOH 1 M có số mol là 0,5 mol
200 ml dung dịch NaOH 3% (d = 1,33 g/ml) có số mol là: 3.200.1,33/40.100 = 0,2 mol
Nồng độ NaOH sau khi trộn là: (0,5+0,2)/ (0,5+0,2) = 0,1 (M)
Phương trình điện li: NaOH → Na+ + OH-
Nồng độ các ion trong dùng dịch là: [Na+] = 0,1 M; [OH-] = 0,1 M
c) Số mol Ca (NO3)2 là: nCa (NO3)2 = 0,5.0,2 = 0,1 mol
Phương trình điện li: Ca (NO3)2 → Ca2+ + 2NO3-
Số mol KNO3 là: nKNO3 = 0,3.2 = 0,6 mol
Phương trình điện li: KNO3 → K+ + NO3-
Nồng độ các ion trong dung dịch sau khi trộn là:
[Ca2+] = 0,1/0,5 = 0,2 M; [K+] = 0,6/0,5 = 1,2 M; [NO3-] = (0,2+0,6)/0,5 = 1,6 M
d) Số mol Fe2(SO4)3 là: nFe2(SO4)3 = 4.100/100.400 = 0,01 (mol)
100 gam dung dịch Fe2(SO4)3 4% có thể tích là V = 100/1,25 = 80 ml
Phương trình điện li: Fe2(SO4)3 → 2Fe3+ + SO42-
Số mol của FeCl3 là: nFeCl3 = 0,12.0,1 = 0,012 (mol)
Phương trình điện li: FeCl3 → Fe3+ + 3Cl-
Nồng độ các ion trong dung dịch sau khi trộn là:
[Fe3+] = 0,32/0,2 = 1,6 M; [SO42-] = 0,01/0,2 = 0,05 M; [Cl-] = 0,036/0,2 = 0,18 M
Phương trình điện li:
HNO2 ⇌ H+ + NO2-
Ban đầu: 1 0 0 M
Điện ly: 1. α → α → α M
Sau đl: 1-α → α → α M
Nồng độ các ion trong dung dịch là: [H+] = 0,012 M; [NO2-] = 0,012 M
Bài trước: Phản ứng trao đổi của ion - Chuyên đề Hóa 11 Bài tiếp: Bài tập trắc nghiệm Chất điện li - Phương trình điện li – Nồng độ các ion trong dung dịch - Chuyên đề Hóa 11