Bài tập trắc nghiệm Tính chất hóa học của phenol - Chuyên đề Hóa 11
Bài tập trắc nghiệm Tính chất hóa học của phenol
Câu 1: Thuốc thử có thể dùng để phân biệt 3 chất lỏng: phenol, stiren và rượu benzylic là chất nào trong các chất sau?
A. Na
B. dung dịch NaOH
C. dung dịch Br2
D. Qùy tím
Câu 2: Chọn phát biểu sai trong các biểu sau?
A. Phenol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic
B. Phenol cho phản ứng cộng dễ dàng với brôm tạo kết tủa trắng 2,4,6-tribromphenol.
C. Do nhân bezen hút điện tử khiến –OH của phenol có tính axit
D. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím vì tính axit của phenol rất yếu.
Câu 3: Khi nghiên cứu về phenol người ta có nhận xét sau. Hãy cho biết nhận xét nào đúng?
A. phenol là một axit mạnh, làm đổi màu quì tím.
B. phenol là một axit yếu, không làm đổi màu quì tím.
C. phenol là một axit yếu, làm đổi màu quì tím.
D. phenol là một axit trung bình.
Câu 4: Phản ứng chứng minh nguyên tử H trong nhóm -OH của phenol (C6H5OH) linh động hơn rượu là phản ứng với chất gì trong các đáp án sau?
A. Dung dịch Brom.
B. Dung dịch kiềm.
C. Na kim loại.
D. O2.
Câu 5: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến nhân thơm C6H5- trong phân tử phenol làm cho phenol... ?
A. dễ tham gia phản ứng thế trong nhân thơm.
B. khó tan trong nước.
C. tác dụng được với dung dịch kiềm.
D. có tính độc.
Câu 6: Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2, tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng, khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và X chỉ tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số mol 1: 1. Cho biết công thức cấu tạo thu gọn của X là?
A. HOC6H4CH2OH.
B. CH3C6H3(OH)2.
C. CH3OC6H4OH.
D. C6H5CH (OH)2
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X là dẫn xuất của benzen thu được CO2 có khối lượng nhỏ hơn 35,2 gam. Biết rằng a (mol) X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 2a (M). Tìm công thức cấu tạo của X?
A. C6H5CH2OH.
B. HO-C6H4-CH2OH.
C. HO-CH2-C6H4-COOH.
D. C6H5CH (OH)2
Câu 8: Để điều chế axit picric (2,4,6-trinitrophenol) người ta đi từ 4,7 gam phenol và dùng một lượng HNO3 lớn hơn 50% so với lượng HNO3 cần thiết. Số mol HNO3 đã dùng và khối lượng axit picric thu được lần lượt là... ( biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
A. 0,225 mol và 11,45 gam
B. 0,2 mol và 11,45 gam
B. 0,225 mol và 13,85 gam
D. 0,15 mol và 9,16 gam.
Câu 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 7,0
B. 21,0
C. 14,0
D. 10,5.
Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm 2 a mol 2 phenol đồng đẳng kế tiếp. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thu được 0,95 mol khí CO2 và 0,5 mol H2O. Mặt khác nếu hydro hóa hoàn toàn hết X cần b lít H2 (đktc). Tính giá trị của a và b.
A. 0,1 mol và 6,72 l
B. 0,1 mol và 11,2 l
C. 0,15 mol và 10,08 l
D. 0,15 mol và 3,36 l
Đáp án
1. C | 2. B | 3. B | 4. B | 5. A |
6. A | 7. B | 8. A | 9. C | 10. C |
Hướng dẫn giải:
Câu 8:
Ta có: nphenol = 4,7/94 = 0,05 mol
=> nHNO3 pư = 0,05.3 = 0,15 mol
=> nHNO3 dùng = 0,15.150/100 = 0,225 mol;
maxit picric = 0,05.229 = 11,45 g
Vậy số mol nHNO3 dùng là 0.225 mol và khối lượng axit picric thu được là 11,45 g.
Đáp án đúng là: A.
Câu 9:
Ta có: nH2 = 0,1 mol
=> nX = 0,2 mol; nphenol = 0,1 mol
=> netanol = 0,1 mol
=> m = 0,1.94 + 0,1.46 = 14 g
Vậy m có giá trị là: 14g
Đáp án đúng là: C
Câu 10:
Ta có: nX = 2a = (0,95-0,5)/3 = 0,15 mol
=> a = 0,075 mol
=> b = 0,15.3 = 0,45 mol
Bài trước: Tính chất hóa học của phenol - Chuyên đề Hóa 11