Bài tập trắc nghiệm Muối cacbonat và hidrocacbonat - Chuyên đề Hóa 11
Bài tập trắc nghiệm Muối cacbonat và hidrocacbonat
Câu 1: Khi nhận xét tính chất của các muối cacbonat trung hòa, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các muối cacbonat đều tan trong nước.
B. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân hủy tạo oxit kim loại và cacbon đioxit
C. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.
D. Tất cả các muối cacbonat đều không tan trong nước.
Câu 2: Muối X có các tính chất sau: là chất bột màu trắng, tan trong nước, phản ứng với dung dịch NaOH tạo kết tủa trắng, bị nhiệt phân khi nung nóng. Vậy muối X là gì?
A. NaHCO3. B. MgSO4. C. CaCO3. D. Ca (HCO3)2.
Câu 3: Dung dịch muối X làm quỳ tím hoá xanh, dung dịch muối Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn X và Y thấy xuất hiện kết tủa. X và Y là cặp chất nào sau đây?
A. NaOH và K2SO4
B. NaOH và FeCl3
C. Na2CO3 và BaCl2
D. K2CO3 và NaCl
Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm (MgCO3, BaCO3, CaCO3, CuCO3), sau phản ứng thu được 100 gam hỗn hợp các oxit và V lít CO2 (đktc). Sục toàn bộ V lít CO2 (đktc) vào nước vôi trong dư thu được 89 gam kết tủa. m có giá trị là?
A. 139,16 B. 110,68 C. 189 D. 123,06
Câu 5: Cho 30g hỗn hợp 3 muối gồm Na2CO3, K2CO3, MgCO3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 dư thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là?
A. 42gam B. 39 gam C. 34,5gam D. 48gam
Câu 6: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 400 ml dung dịch HCl 2M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp chứa (K2CO3 3M và Na2CO3 2 M), sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). V có giá trị là?
A. 5,6 B. 8,96 C. 11,2 D. 6,72
Câu 7: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 150 ml dung dịch hỗn hợp A gồm (HCl 4M, H2SO4 2M) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp B chứa (K2CO3 2M và Na2CO3 2M), sau phản ứng thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch Y chứa m gam chất tan. Vậy m có giá trị là:
A. 99,7 B. 148,5 C. 124,1. D. 95,3
Câu 8: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). V có giá trị là bao nhiêu?
A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12.
Câu 9: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 500 ml dung dịch HCl 2M vào 200 ml dung dịch chứa K2CO3 3M và NaOH 1,5M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Y. V có giá trị là?
A. 5,6 B. 4,48 C. 11,2 D. 2,24
Câu 10: Cho 200 ml dung dịch Ca (OH)2 3M vào 500 ml dung dịch KHCO31M, phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. m có giá trị là?
A. 30 B. 40 C. 60. D. 50
Đáp án
1. C | 2. D | 3. C | 4. A | 5. B |
6. D | 7. C | 8. D | 9. D | 10. D |
Hướng dẫn giải:
Câu 2:
Muối X là: Ca (HCO3)2
Phương trình phản ứng:
Ca (HCO3)2 + NaOH → CaCO3 ↓+ Na2CO3 + H2O;
Ca (HCO3)2 → CaO + 2CO2 ↑+ H2O
Câu 3:
Ta có phương trình phản ứng:
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓+ NaCl
Câu 4:
Ta có: nCO2 = nCaCO3 = 89/100 = 0,89 mol
=> mCO2 = 0,89.44 = 39,16 gam
mX = 100 + 39,16 = 139,16 gam
Câu 5:
nH2SO4 = nCO2 = 5,6/22,4 = 0,25 mol; mX = 30 + 0,25.98 – 0,25.62 = 39 gam
Câu 6:
nH+ = 0,8 mol; nCO32- = 0,5 mol; nCO2 = 0,8 – 0,5 = 0,3 mol
=> V = 6,72 lít
Câu 7:
nH+ = 1,2 mol; nCO32- = 0,8 mol; nCO2 = 1,2 - 0,8 = 0,3 mol;
mA + mB = my + mCO2 + mH2O
My = (0,6.36,5 + 0,3.98) + (0,4.138 + 0,4.106) – 0,4.62 = 124,1 gam
Câu 8
nH+ = 0,2 mol; nCO32- = 0,15 mol; nHCO3- = 0,1 mol; nCO2 = 0,05 mol
=> V = 1,12 lít:
Câu 9:
nH+ = 1 mol; nCO32- = 0,6 mol; nOH- = 0,3 mol; nCO2 = 1 – 0,3 – 0,6 = 0,1 mol
=> V = 2,24 lít Bài trước: Muối cacbonat và hidrocacbonat - Chuyên đề Hóa 11 Bài tiếp: Silic và hợp chất của silic - Chuyên đề Hóa 11