Trang chủ > Lớp 11 > Chuyên đề Hóa 11 > Ankan - Chuyên đề Hóa 11

Ankan - Chuyên đề Hóa 11

Ankan

I. Đồng đẳng, danh pháp

1. Đồng đẳng ankan

Công thức tổng quát chung của ankan là: CnH2n+2 (n ≥ 1)

2. Danh pháp

Cách gọi tên các ankan mạch nhánh được gọi theo quy tắc sau:

+ Chọn mạch chính: Là mạch dài nhất có nhiều nhóm thế nhất.

+ Đánh số vị trí cacbon trong mạch chính bắt đầu từ phía gần nhánh hơn.

+ Gọi tên: Vị trí mạch nhánh + tên nhánh + tên mạch chính (tên ankan tương ứng với số nguyên tử cacbon trong mạch chính).

II. Tính chất hoá học

Phản ứng đặc trưng của Ankan là phản ứng thế; phản ứng tách hiđro và phản ứng cháy.

1. Phản ứng thế bởi halogen

Thế clo và brom: Xảy ra dưới tác dụng của askt hoặc nhiệt độ và tạo thành một hỗn hợp sản phẩm.

C2H6 + Cl2 → C2H5Cl + HCl

CH3 –CH2- CH- CH3 + Cl2 → CH3 –CH2- C (Cl)- CH3 + HCl (sản phẩm chính) CH3 CH3

Những ankan có phân tử lớn tham gia phản ứng thế êm dịu hơn và ưu tiên thế những nguyên tử H của nguyên tử C bậc cao cho sản phẩm chính.

2. Phản ứng tách:

a. Phản ứng tách hiđro xảy ra ở nhiệt độ từ 400 - 900oC, chất xúc tác Cr2O3 + Al2O3.

CH3 –CH2- CH3 → CH3-CH=CH2 + H2

b. Phản ứng phân cắt mạch cacbon:

C5H12 → C2H6 + C3H6

3. Phản ứng oxi hoá:

CnH2n+2 + O2 → nCO2 + (n+1) H2O. (1)

Nhận xét:

+ Đốt ankan thu nCO2 < nH2O

+ Nếu đốt hiđrocacbon thu được nCO2 < nH2O

=> Hiđrocacbon đem đốt là ankan (CnH2n+2).