Viết bài tập làm văn số 6 – Văn tả người (trang 95 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
a. Mở bài
- Cách 1: Đi từ cảm xúc dẫn tới miêu tả nhân vật
- Cách 2: Đi từ lời bài hát hoặc một bài thơ để dẫn tới nhân vật cần nói (ví dụ: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào hoặc "Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra")
b. Thân bài
- Miêu tả về ngoại hình:
+ Giới thiệu các thông tin chung như: tên, tuổi, nghề nghiệp, hình dáng, cách ăn mặc
+ Tả chi tiết: gương mặt (trái xoan, vuông, tròn), mắt, nước da, nụ cười (khi buồn, khi vui có sự khác nhau như thế nào? )
- Tiếp theo, miêu tả đến tính nết, hành động, cách ứng xử, đặc điểm, tính cách.
c. Kết bài
- Cảm xúc của bản thân đối với người thân yêu đó.
II. Bài văn mẫu
Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh cha hoặc mẹ trong các trường hợp sau:
+ Khi em ốm.
+ Khi em phạm lỗi lầm.
+ Khi em làm việc tốt.
I. Dàn ý
Dàn ý khái quát cho các ba trường hợp như sau:
a. Mở bài
- Dẫn dắt người đọc vào các tình huống (khi em phạm lỗi, khi em bị ốm, …).
- Cảm nhận chung của em về hình ảnh của cha/ mẹ lúc ấy.
b. Thân bài
- Miêu tả hình ảnh chân dung của cha hoặc mẹ lúc ấy.
+ Vẻ mặt
+ Lời nói
+ Dáng điệu
+ Hành động
- Tả lại cách ứng xử, thái độ của cha hoặc mẹ lúc ấy (yêu thương, lo lắng, hạnh phúc, giận dữ, vui mừng, …).
c. Kết bài
- Qua mỗi lần như thế, em cảm nhận được thêm những điều gì về cha /mẹ của mình.
- Tự đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với cha/mẹ.
II. Bài văn mẫu
Đề 3: Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang câu cá bên hồ.
I. Dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm mà em chứng kiến cụ già ngồi câu cá bên hồ.
b. Thân bài
- Miêu tả chân dung của cụ già khi đang ngồi câu cá.
+ Khuôn mặt (chú ý đến chòm râu, đôi mắt…).
+ Tư thế ngồi thấp, ngồi khom mình...
- Miêu tả các cử chỉ, hành động của cụ già từ xa đến gần.
+ Chú ý miêu tả về đôi tay.
+ Miêu tả chi tiết về các hành động như cuốc giun, xâu giun, cầm cần thả xuống hồ, ao, sông, suối...
- Phong thái của cụ già lúc ngồi câu cá đã gợi cho em điều gì? (sự thanh thản, nhàn nhã hay suy tư, trầm mặc).
- Có thể miêu tả thêm vài hình ảnh như hàng cây, bầu trời trong xanh...
- Đến khi cụ già thu đồ ra về thì dáng dấp cụ ra sao, xô có cá không?
- Hình ảnh ông lão đã gợi cho em ấn tượng gì?
c. Kết bài
- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá đã gợi cho em ngớ đến một kỉ niệm nào đó đối với ông của mình?
- Qua đó, em có mong ước gì? (được sống cùng với ông bà và những người thân của mình, để luôn được chăm lo và dạy dỗ, …).
II. Bài văn mẫu
Đề 4: Em đã có dịp xem phim ảnh, vô tuyến, sách vở, báo chí về hình ảnh một lực sĩ cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh lực sĩ ấy.
I. Dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu cho người đọc được biết, em đã được chứng kiến cảnh một lực sĩ đang nâng tạ ở đâu? (chứng kiến trực tiếp hay được xem trên trên phim ảnh, vô tuyến, báo chí, sách vở, …).
b. Thân bài
- Miêu tả lại chân dung của người lực sĩ đó khi bước ra sân khấu.
+ Khuôn mặt biểu hiện ra sao?
+ Thân hình to khỏe như thế nào? (ước chừng về cân nặng và chiều cao …).
+ Đặc biệt chú ý miêu tả những bắp cơ của người lực sĩ đó.
- Miêu tả các thao tác của người lực sĩ khi nâng tạ.
+ Động tác chuẩn bị như thế nào?
+ Lúc nâng tạ thì người lực sĩ đã cố gắng dùng sức ra sao?
+ Lúc lực sĩ thả quả tạ nặng đó xuống mặt đất, người đó vẫn thể hiện được sự dũng mãnh như thế nào?
c. Kết bài
- Hình ảnh người lực sĩ đã khiến em thích thú và cảm thấy thán phục như thế nào?
- Từ đó em rút ra được bài học gì về vai trò của sức khoẻ đối với con người, và quá trình rèn luyện để có sức khoẻ tốt.
II. Bài văn mẫu
Đề 5: Em hãy miêu tả lại một người nào đó mà em muốn theo ý thích bản thân.
I. Dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu các thông tin cần thiết về bà ngoại của em, hoàn cảnh sống của bà (ví dụ: sống cùng cô chú, hay với bác... )
b. Thân bài
- Tả ngoại hình của bà ngoại: hình dáng, gương mặt, ...
- Tả tính cách của bà: Cần cù, chịu khó, giàu tình thương đối với con cháu, tiết kiệm. (Thể hiện qua hành động và lời nói)
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em đối với bà: rất yêu quí bà; muốn được sống cùng bà thật lâu.
II. Bài văn mẫu
Bài trước: Các thành phần chính của câu (trang 92 sgk Ngữ văn 6 tập 2) Bài tiếp: Cây tre Việt Nam (Thép Mới) (trang 99 sgk Ngữ văn 6 tập 2)