Câu trần thuật đơn (trang 101 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Câu 1: Các câu này sử dụng để trần thuật.
Câu | Kiểu câu |
---|---|
Chưa nói hết câu, tôi đã nhếch răng lên, xì một hơi thật dài. | Câu trần thuật |
Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi chửi: | Câu trần thuật |
Thông ngách sang nhà ta? | Câu nghi vấn có chức năng bộc lộ cảm xúc |
Dễ nghe nhỉ! | Câu cảm thán |
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. | Câu cầu khiến |
Đào tổ nông thì cho chết! | Câu cảm thán |
Tôi đi về mà không một chút bận tâm | Câu trần thuật |
Chú mày hôi như cú mèo thế này ta sao chịu được. | Câu trần thuật |
Câu 2: Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật.
Chủ ngữ | Vị ngữ |
---|---|
Tôi | đã hếch răng lên, xì một hơi thật dài |
Tôi | mắng |
Chú mày (chủ ngữ1), Ta (chủ ngữ 2) | hôi như cú mèo thế này (vị ngữ 1)/ nào chịu được (vị ngữ 2) |
Tôi | về không một chút bận tâm |
Câu 3: Xếp các câu trên.
- Câu do một cặp chủ vị tạo thành:
+ Tôi đã hếch răng lên xì một hơi thật dài
+ Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
+ Tôi đi về không một chút bận tâm
- Câu do hai cặp chủ vị tạo thành:
+ Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta sao chịu được.
II. Luyện tập
Câu 1: Câu trần thuật đơn
Chủ ngữ | Vị ngữ |
---|---|
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô | là một ngày sáng sủa, trong trẻo |
… bầu trời Cô Tô | cũng trong sáng như vậy |
→ Các câu trần thuật đơn được sử dụng để kể tả về một sự vật hay một sự việc nào đó.
Câu 2:
Cả ba câu a, b và c đều thuộc loại câu trần thuật đơn và có tác dụng giới thiệu nhân vật trong truyện.
Câu 3:
Trong các câu a, b và c dưới đều là các câu trần thuật nhưng chúng còn có tác dụng tả, kể về nhân vật.
- Các nhân vật phụ được giới thiệu trước rồi mới kể đến nhân vật chính.
+ Các nhân vật chính gồm: Sơn Tinh Thủy Tinh, Gióng, em bé thông minh.
+ Các nhân vật phụ gồm: hai vợ chồng bà lão sinh ra cậu bé làng Gióng, vua Hùng Vương và Mị Nương, Viên quan đi tìm người hiền tài.
Câu 4:
a, Ngoài tác dụng giới thiệu về nhân vật, câu này còn có tác dụng kể, thuật lại sự việc "dốc hết vốn" để mua gỗ và làm nghề đẽo cày.
b, Câu đơn ngoài tác dụng kể về nhân vật, còn có tác dụng miêu tả về nhân vật.