Lượm (Tố Hữu) (trang 76 Ngữ văn 6 tập 2)
- Bài thơ kể và miêu tả nhân vật Lượm bằng lời kể của người chú
+ Về chuyện gặp gỡ giữa hai chú cháu tại thành phố Huế trong những “ngày Huế đổ máu”
+ Sự anh dũng, can đảm, hi sinh của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ liên lạc và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.
- Bố cục:
+ Phần 1: năm khổ thơ đầu: Cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu tại Huế
+ Phần 2: bảy khổ thơ tiếp: Sự hi sinh của cậu bé Lượm trên đường làm nhiệm vụ
+ Phần 3: còn lại: Hình ảnh cậu bé Lượm sống mãi với đất nước.
Câu 2:
Hình ảnh nhân vật cậu bé liên lạc Lượm (khổ 2 tới khổ 5):
- Về hình dáng: loắt choắt, đôi chân thoăn thoắt
- Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
- Hoạt động: cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, đôi chân nhảy trên đường
- Lời nói chân thật, tự nhiên, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú ạ, ở đồn Mang Cá/ vui hơn ở nhà.
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài: nhịp điệu nhanh, từ láy, so sánh, vui nhộn
→ Hình ảnh nhân vật Lượm là một chú bé thông minh, nhanh nhẹn và hồn nhiên. Công việc tuy khó khăn, gặp nhiều hiểm nguy nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không sợ nguy hiểm.
Câu 3:
- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của cậu bé Lượm trong hoàn cảnh rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ rất cấp bách
- Nhiệm vụ của Lượm vô cùng quan trọng, cấp bách: đưa thư đề thượng khẩn
- Tâm thế: Lượm gan dạ, bình tĩnh ( sợ chi hiểm nghèo)
- Hình ảnh cậu bé Lượm anh dũng hi sinh, nằm xuống như một phần của đất mẹ:
+ Nằm trên lúa
+ Lúa thơm mùi sữa
+ Hồn bay giữa đồng
→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ai cũng cảm thấy xúc động, khâm phục.
Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!... ” thể hiện nỗi niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của cậu bé Lượm.
Câu 4:
- Từ ngữ xưng hô của tác giả đối với Lượm: chú bé, cháu, chú đồng chí nhỏ, Lượm
→ Thể hiện mối quan hệ nhiều chiều: là chú cháu, là đồng chí.
- Đoạn thơ cuối cùng, tác giả đã gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm đã không còn là của riêng tác giả nữa
- Lượm đã trở thành người anh hùng nhỏ tuổi sống mãi trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ dũng cảm, hi sinh vì quê hương, đất nước.
Câu 5:
- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không? ” được đặt ở gần cuối bài thơ có mục đích bộc lộ cảm xúc của tác giả, đồng thời khẳng định.
+ Bộc lộ cảm xúc: Đau xót, tiếc thương, trước sự hi sinh của cậu bé Lượm.
+ Câu hỏi này đã bộc lộ sự ngỡ ngàng và không thể tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.
- Sau câu thơ “Lượm ơi, còn không? ” hình ảnh cậu bé Lượm ở đầu khổ thơ đã được lặp lại với mục đích khẳng định hình ảnh của Lượm sẽ còn sống mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mỗi người Việt Nam.
LUYỆN TẬP
Bài 1
Học thuộc lòng thơ từ "Một hôm nào đó"... đến hết bài thơ.
Bài 2:
Trong bài thơ "Lượm", hình ảnh cậu bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, thông minh, dũng cảm đã để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm là một cậu bé giao liên, hằng ngày phải vượt qua những mưa bom bão đạn nhưng với tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”, trí thông minh của mình, cậu bé đã làm tốt công việc của mình. Trong một lần đang trên đường đưa thư “thượng khẩn” cũng như những ngày khác, sau khi bỏ thư vào bao, cậu bé băng qua những mặt trận đối mặt với “đạn bay vèo vèo” vô cùng nguy hiểm, ác liệt. Bỗng tiếng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay cậu bé vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh trên cánh đồng lúa chín, hóa thân vào cảnh làng quê.
Bài trước: Luyện nói về văn miêu tả (trang 71 sgk Ngữ văn 6 tập 2) Bài tiếp: Mưa (Trần Đăng Khoa) (trang 80 sgk Ngữ văn 6 tập 2)