Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (hay nhất) > Ngôi kể trong văn tự sự (trang 89 Soạn văn 6)

Ngôi kể trong văn tự sự (trang 89 Soạn văn 6)

Soạn bài: Ngôi kể trong phương thức văn tự sự

I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong phương thức văn tự sự

1. Đọc đoạn văn

a, Đoạn 1: sử dụng ngôi kể thứ ba, bởi vì người kể chuyện không xưng tôi.

b, Đoạn 2: sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi.

c, Dế Mèn là nhân vật kể chuyện trong đoạn 2

d, Ngôi kể thứ ba có thể kể chuyện một cách tự do, không bị hạn chế. Ngôi kể thứ nhất thì chỉ được kể những gì mà mình biết và đã trải qua.

đ, Nếu đổi ngôi kể thứ nhất sang ngôi thứ ba thì sẽ mất đi tính trung thực của đoạn văn

e. Trong đoạn 1 không thể đôi ngôi kể thứ ba thành ngôi kể thứ nhất xưng tôi bởi vì xưng tôi để kể chuyện thì câu chuyện sẽ có nhiều điểm hạn chế.

II. LUYỆN TẬP

Bài 1:

Ngày nào cũng cũng như ngày nào, suốt buổi Dế Mèn đều chui vào trong cùng hang, hì hục đào bới đất để khoét cái ổ của mình thành một cái giường ngủ sang trọng. Và nó cũng lo xa như các cụ già của họ hàng nhà dế, Dế Mèn đào hang thật sâu làm hang sâu có hai ngả và làm những con đường tắt, những ngách thượng, những cửa sau,… các lối khác được.

Bài 2:

- Chuyển từ “Thanh” (tên nhân vật) và từ “chàng” thành “tôi”

- Đoạn văn: Một cái bóng lẹ làng từ trong bay vút ra rồi rơi xuống mặt bàn. Tôi đang định thần nhìn xem: con mèo già của ba chàng, con mèo già vẫn thường chơi đùa với chàng trước đây. Con vật đứng nép vào chân vào nó khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi liếc đôi mắt ngọc thạch xanh lên nhìn người. Tôi mỉm cười trồi tiến lại gần vuốt ve con mèo.

Bài 3:

- “Cây bút thần” được kể chuyện theo ngôi thứ ba, gọi tên sự vật cần kể.

- Dùng ngôi kể chuyện thứ ba đã giúp truyện:

+ Tạo nên tính chân thực khách quan của sự việc diễn ra

+ Bộc lộ thái độ của mình một cách chính xác, rõ ràng, cụ thể với từng sự vật từng nhân vật được nêu ra trong truyện.

Bài 4:

Trong các truyền thuyết, truyện cổ tích người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba, bởi vì:

- Truyện kể có các nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật lại tham gia vào một sự việc khác nhau nên người kể không thể nào dùng ngôi kể thứ nhất.

- Truyện diễn ra ở các không gian khác nhau, người kể cần phải có mặt tại tất cả các không gian đó thì mới đủ “tư cách” để kể.

- Truyện thường trong quá khứ đã hàng trăm năm, nghìn năm vậy nên không dễ gì nhân vật có thể chứng kiến để kể lại sự việc

Bài 5:

Khi viết thư em thường dùng ngôi kể thứ nhất

- Xưng em, cháu, mình... tùy thuộc vào mối quan hệ với người nhận.

Bài 6:

Khi kể cần phải lưu ý:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất cần xưng “tôi”.

- Kể theo trình tự sự việc hợp lí: nhận quà như thế nào (quà gì, ai tặng) → thái độ của em.