Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (hay nhất) > Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (trang 164 Soạn văn 6)

Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (trang 164 Soạn văn 6)

Soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Bố cục:

- Đoạn 1: từ đầu đến... "trọng vọng": giới thiệu về vị Thái y lệnh Phạm Bân.

- Đoạn 2: tiếp theo đến... mong mỏi: Phạm Bân kháng lệnh vua để cứu người bệnh nguy kịch trước.

- Đoạn 3: còn lại: niềm vui chân chính của lương y họ Phạm.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

a, Các chi tiết nói về Thái y lệnh:

+ Đem hết tiền của, mua các loại thuốc tốt, tích trữ lương thực, chữa trị, cho cơm cháo người nghèo khổ cơm cháo

+ Dựng nhà cho người nghèo khó, bệnh tật, cứu sống rất nhiều người.

+ Chữa bệnh cho bệnh nhân bị nặng hơn, không sợ bị Trần Anh Vương quở trách.

+ Được Trần Anh Vương khen ngợi là lương y có y đức

→ Thái y dốc hết lòng để cứu chữa cho người bệnh, không sợ uy quyền, địa vị. Y đức ngời sáng của người thầy thuốc được người dân ngưỡng mộ và kính trọng

- Trong những hành động của lương y họ Phạm, điều khiến em cảm phục nhất chính là Thái y đã nhận lời đi chữa bệnh cho người dân thường đang nguy kịch trước rồi mới đi chữa bệnh cho vua.

b, Câu nói của viên quan Trung sứ của Thái y lệnh:

- Biết bản thân là Thái y nhiệm vụ là phục vụ trực tiếp cho triều đình nên ngài đã nhận “tôi có mắc tội”

- Qủa cảm nhận tội và chịu sự trừng phạt nghiêm khắc nhất: “tội tôi xin chịu”

- Khẳng định việc cứu mạng người quan trọng hơn tính mạng của bản thân.

→ Thái y lệnh đã yêu thương người bệnh nghèo hết mức. Ông quyết tâm cứu sống bệnh nhân, chấp nhận hi sinh bản thân

Câu 2:

Trước cách hành xử của Thái y lệnh, thái độ của vua Trần Anh Vương thay đổi:

+ Từ trách giận chuyển sang mừng rỡ

+ Khen ngợi: “Ngươi là một lương y chân chính, đã giỏi về trị bệnh còn có tấm lòng nhân đức, yêu thương con đỏ của ta”

→ Trần Anh Vương rất sáng suốt, rộng lượng, không vì chuyện cá nhân mà trách móc, phạt tội mà ngược lại còn khen ngợi tài năng, đức độ của Thái y lệnh.

Câu 3:

Những đức tính cần thiết của người làm nghề y:

- Thương yêu và giúp đỡ người bệnh

- Có tấm lòng bao dung, rộng lượng.

- Coi tính mạng con người, công bằng đối với mọi người

- Người bệnh nặng hơn cần được ưu tiên chữa trị, bất kể địa vị của họ cao thấp thế nào

- Người thầy thuốc luôn hết lòng vì bệnh nhân, sẽ được mọi người quý mến và tôn trọng

Câu 4:

Nội dung y đức trong truyện "Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng" và truyện về Tuệ Tĩnh:

- Thầy thuốc trị bệnh cho bệnh nhân mà không mong được trả ơn.

- Người bệnh nào nặng hơn thì được ưu tiên chữa trị trước.

- Bất chấp nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn đặt việc cứu người bệnh lên hàng đầu.

Luyện tập

Bài 1:

Một bậc lương y chân chính theo kỳ vọng của vua Trần Anh Vương phải là người:

- Có tấm lòng đức độ, biết thương xót dân thường, người bị bệnh

- Giỏi về nghề nghiệp

→ Lòng nhân đức của Thái y lệnh không chỉ bộc lộ trong việc cứu người đàn bà đang nguy kịch mà còn thông qua việc chữa bệnh cho những người cơ hàn, cứu sống mạng người đang lúc đói kém.

Bài 2:

Cách dịch thầy thuốc giỏi quan trọng ở tấm lòng:

- Nhấn mạnh vào tầm quan trọng của y đức, nhân cách, bản chất thiện lương của những người làm nghề y.

- Đề cao, xem trọng đạo đức của người làm nghề y hơn cả chuyên môn.

Cách dịch thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì không thể nhấn mạnh được nội dung đề cập đến là về tấm lòng nhân hậu.