Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (hay nhất) > Kể chuyện tưởng tượng (trang 127 Soạn văn 6)

Kể chuyện tưởng tượng (trang 127 Soạn văn 6)

Soạn bài: Kể chuyện tưởng tượng

I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng

1. Tóm tắt truyện ngụ ngôn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng"

Đang sinh sống hòa hợp với nhau, bỗng một ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai chợt nhận thấy rằng họ phải làm việc vất vả quanh năm chỉ để lão Miệng được hưởng thụ. Tất cả đã đồng tình kéo nhau đến nhà lão Miệng để thông báo “đình công”. Sau vài ngày không làm việc, ai cũng cảm thấy mệt mỏi rã rời, họ bàn luận với nhau và nhận ra những sai lầm của mình. Tất cả cùng kéo nhau đến nhà lão Miệng, thấy lão miêng đang lả, mọi người tìm thức ăn cho lão miệng ăn. Lão miệng dần dần tỉnh và mọi người cũng cảm thấy khỏe lại, từ đó tất cả lại sống hòa thuận với nhau như trước.

- Trong truyện ngụ ngôn này, chi tiết dựa trên sự thật:

+ Chân tay làm lụng để kiếm cáiăn cho miệng

+ Tất cả các bộ phận như: chân, mắt, tay, tai, miệng đều có quan hệ tương hỗ với nhau như các thành viên trong một chỉnh thể

- Chi tiết tưởng tượng: Mắt, chân, tay, tai, miệng cũng giống như những con người trong một tập thể

2. Truyện thứ nhất: Lục súc tranh công

+ Yếu tố chân thật: Sáu con gia súc tranh luận với nhau, chúng kể công, so bì, kể khổ với nhau.

+ Chi tiết dựa vào sự thật: đặc điểm, hoạt động của các loài gia súc trong nhà

→ Khẳng định lợi ích riêng của từng loài gia súc đối với cuộc sống của con người. Câu chuyện có ngụ ý nhắc nhở con người không nên tị nạnh, so bì với người khác, cũng không nên cho rằng bản thân mình quan trọng hơn người khác.

- Truyện thứ hai: Giấc mơ trò truyện cùng Lang Liêu

+ Yếu tố thực tế: Lang Liêu là người đã làm ra loại bánh chưng, bánh giầy.

+ Yếu tố tưởng tượng: cuộc trò chuyện với nhân vật hư cấu

LUYỆN TẬP

Bài 1:

Đề 1: Tưởng tượng cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với các công cụ hiện đại như: máy lội nước, máy xúc máy ủi, xi-măng, cốt thép, máy bay trực thăng…

a. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Nhắc lại nguồn gốc cuộc giao chiến hàng năm giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

- Thời gian xảy ra cuộc đụng độ. (Ví dụ: Mùa lũ năm 2006 tại khu vực đồng bằng sông Hồng)

b. Thân bài:

* Tả cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh:

- Khung cảnh trước trận giao đấu:

+ Bầu trời kéo mây đen, chớp rạch loang loáng, sấm nổ đùng đoàng...

+ Sơn Tinh bình tĩnh chỉ đạo các phương tiện hiện đại để sẵn sàng chống trả.

- Trong trận đấu:

+ Thủy Tinh hoá phép hô mưa gọi gió. Giông tố kéo đến ầm ầm, mưa xối cả. Nước sông Hồng dâng lên cao đe dọa phá vỡ đê...

+ Sơn Tinh bày bố các phương tiện hiện đại để chống đỡ, đẩy lùi các lần tấn công của Thủy Tinh.

- Kết thúc trận đấu:

+ Sau nhiều ngày đêm xảy ra cuộc giao đấu, Thủy Tinh thua trận bèn thu quân về.

+ Nhân dân vui mừng trước thắng lợi nên càng có niềm tin vào tài năng và đức độ của Sơn Tinh.

c. Kết bài

- Cảm nghĩ của em về cuộc giao đấu của hai người, về cái thiện và cái ác.

Đề 2: Trẻ em có mơ ước vươn vai một cái là có thể trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng trong giấc mơ được gặp Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em làm thế nào.

a. Mở bài:

- Buổi sáng hôm đó, trong tiết học Ngữ văn, em được học truyền thuyết Thánh Gióng cốt truyện li kì của truyện đã thu hút em.

- Đêm hôm đó, em mơ thấy mình được gặp nhân vật Thánh Gióng.

b. Thân bài:

Kể lại trong giấc mơ được gặpThánh Gióng:

- Trong mơ em thấy một tráng sĩ có thân hình cao lớn, vạm vỡ, tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội chiếc mũ sắt, đang cưỡi một con ngựa sắt, tự xưng là Thánh Gióng.

- Em rất ngưỡng mộ nên bày tỏ ước muốn của mình với Thánh Gióng, em hỏi Thánh Gióng bí quyết làm thế nào để vươn vai một cái là có thể trở thành tráng sĩ có thân hình cao lớn và sức mạnh phi thường.

- Thánh Gióng khuyên em cần thường xuyên tập luyện thể dục, chăm chỉ học tập để có sức khoẻ dẻo dai và có trí tuệ sáng suốt. Như vậy mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

c. Kết bài:

Cảm nghĩ của em:

- Giấc mơ gặp Thánh Gióng thật thú vị và nhiều ý nghĩa.

- Em đã hiểu được những lời khuyên thiết thực của Thánh Gióng, em sẽ cố gắng phấn đấu học tập tốt, rèn luyện bản thân để thành con người toàn diện.

Đề 3: Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật (con vật cụ thể do học sinh chọn) trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những điều thú vị gì và rắc rối gì? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người?

a. Mở bài: Nêu nguyên nhân mắc lỗi. Con vật em biến thành là gì? (con chuột)

b. Thân bài:

- Cảm giác của em khi biến thành con vật đó.

- Nêu những điều thú vị và rắc rối:

+ Thú vị:

• Gặp cộng đồng loài chuột

• Tha hồ phá phách, gặm nhấm.

• Được đi du ngoạn khắp nơi.

+ Những rắc rối:

• Bị mèo vồ, vướng vào bẫy chuột: sợ hãi, tìm đường thoát thân.

• Nguyên nhân làm cho em muốn trở lại thành một con người bình thường.

c. Kết bài:

- Khi tỉnh dậy vẫn là một con người.

- Cảm nghĩ của mình khi bị biến thành chuột.

- Lời hứa.

Đề 4: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: ô tô, xe máy, xe đạp. Chúng tranh cãi với nhau, so bì hơn thua rất căng thẳng. Hãy tưởng tượng em đã nghe thấy cuộc tranh cãi đó và sẽ dàn xếp như thế nào.

a. Mở bài:

Một buổi tối ô tô, xe đạp, xe máy gặp nhau trong nhà xe, chúng đã to tiếng cãi cọ, so bì hơn thua với nhau.

b. Thân bài:

- Xe ô tô lớn tiếng chê xe máy và xe đạp là chậm chạp, không thể che mưa, che nắng cho con người.

- Xe máy thì chê ô tô to xác, chạy tốn xăng, tốn tiền, chiếm nhiều chỗ, không thể đi vào ngõ hẻm nhỏ; Xe máy cho rằng mình nhỏ hơn nhưng nhanh nhẹn, không chậm chạp như xe đạp.

c. Kết bài: Lời khuyên răn: cả ba phương tiện rất có ích cho con người, không nên so bì với nhau.

Đề 5: Lập dàn ý: Kể chuyện mười năm sau em trở về mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi của trường có thể xảy ra.

Mở bài: Nêu hoàn cảnh: trong một lần nằm mơ, em mơ thấy mình đã trưởng thành, sau 10 năm em quay về ngôi trường cũ vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thân bài: Tả không khí trong ngày về thăm trường cũ: bầu trời, sân trường, lớp học, con người, cây cối…

- Tả sự đổi thay ở trường học:

+ Tả cổng trường (có điểm gì khác so với khi em còn học)

+ Tả sân trường (cây cối, sân trường…)

+ Tả cảnh lớp học (có thêm nhiều phòng học, thư viện, phòng máy tính…)

+ Thầy cô giáo ngày xưa giờ ra sao, có ai đã nghỉ hưu

- Tả những hình ảnh còn lưu giữ: Lớp học cũ, thầy cô trước đây đã dạy em

- Cảm xúc khi về thăm lại trường

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em khi ngôi trường có những thay đổi theo thời gian