Treo biển (trang 125 Soạn văn 6)
Bố cục:
- Phần 1: từ đầu đến "Ở đây có bán cá tươi": Nhà hàng treo tấm biển quảng cáo
- Phần 2: Còn lại: Những ý kiến của người qua đường về cái biển và sự tiếp thu của chủ nhà hàng
Câu 1:
Nội dung tấm biển treo ở trước cửa hàng “Ở đây bán cá tươi" gồm có bốn yếu tố:
+ Ở đây: có tác dụng chỉ địa điểm cụ thể
+ Có bán: có tác dụng chỉ hoạt động của cửa hàng
+ Cá: có tác dụng chỉ ra mặt hàng kinh doanh
+ Tươi: có tác dụng chỉ chất lượng của hàng hóa
Câu 2:
Có bốn người góp ý kiến về tấm biển đề ở cửa hàng cá
- Người thứ nhất góp ý về chữ “tươi”
- Người thứ hai góp ý về “ở đây"
- Người thứ ba góp ý nhắm vào chữ “có bán”
- Người thứ tư góp ý nhắm vào chữ “cá”
→ Sự góp ý của mỗi người đều là dựa trên lí lẽ của bản thân, nhưng chủ nhà hàng đã không chọn lọc và tiếp thu các ý kiến để có cân nhắc dẫn tới việc cất luôn cái biển.
Câu 3:
Chi tiết hài hước:
+ Nhà hàng treo một tấm biển có đầy đủ thông tin
+ Khi thấy vị khách chê thì vội vã sửa theo ý vị khách đó mà không suy nghĩ.
+ Xóa dần những chữ có trên tấm biển quảng cáo theo ý kiến của khách hàng
+ Nhà hàng cất tấm biển quảng cáo.
- Chi tiết buồn cười nhất trong truyện này là dẹp hẳn chiếc biển quảng cáo: đã thể hiện rằng chủ nhà hàng đã không có chủ kiến, thụ động mà làm theo ý kiến của người khác
Câu 4:
Ý nghĩa của truyện Treo biển:
- Treo biển có những chi tiết hài hước nên mang lại tiếng cười hài hước, vui vẻ, cười chê một cách nhẹ nhàng những người làm việc mà không suy xét sự việc, không có lập trường, không có chủ kiến khi tiếp thu các ý kiến đóng góp của người khác.
- Bài học rút ra: Sự suy xét, cẩn trọng, khi làm việc, cần cân nhắc và tiếp thu một cách có chọn lọc các ý kiến của người khác.
Luyện tập
Nên tiếp thu một cách có chọn lọc, các chữ quan trọng nhất không lược bớt đi là “bán cá tươi”.
→ Bài học về cách sử dụng từ: dùng đủ những từ cần thiết, không nên dùng những từ không cần thiết, cần dùng đúng từ để thông tin đưa ra không sai lạc và không bị bắt bẻ.