Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi) (trang 22 sgk Ngữ văn 6)
Câu 1:
Bài văn miêu tả về cảnh sông nước Cà Mau, là nơi được xem là cực nam của tổ quốc
- Tác phẩm miêu tả theo trình tự là miêu tả chung, khái quát về cảnh sông nước Cà Mau cho đến việc miêu tả chi tiết các sông ngòi, cảnh kênh rạch, tới cảnh chợ Năm Căn.
- Bố cục:
+ Đoạn 1: từ đầu đến … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu: Cảm nhận chung của tác giả về cảnh thiên nhiên, trời đất ở Cà Mau
+ Đoạn 2: tiếp theo đến… khói sóng ban mai: Đặc điểm kênh rạch ở vùng đất Cà Mau
+ Đoạn 3: còn lại: Miêu tả cảnh chợ Năm Căn
- Người kể thuộc ngôi thứ nhất, xưng “tôi” và quan sát mọi ngườvà cảnh vật xung quanh từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra một cách sinh động và chân thật.
- Vị trí quan sát của người ngồi trên thuyền là vị trí thuận lợi nhất để quan sát vì thế các hình ảnh miêu tả trong bài văn hiện lên như những bức tranh hài hòa và nhiều màu sắc.
Câu 2:
Những ấn tượng ban đầu của người viết:
+ Kênh rạch nhiều giăng chi chít như mạng nhện
+ Tất cả đều có màu xanh
+ Âm thanh rì rào bất tận
+ Lặng lẽ đơn điệu một màu xanh
=> Cảm nhận bằng tất cả các giác quan, đặc biệt là cảm giác về màu xanh một đơn điệu, về sự bất tận của cánh rừng qua những câu kể và cách miêu tả.
=> Sự thích thú, cảm giác choáng ngợp của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “một màu xanh đơn điệu” của vùng đất Cà Mau.
Câu 3:
Qua cách đặt tên cho các vùng đất, những con rạch, những con sông ở vùng Cà Mau đã cho thấy tên gọi được đặt khá giản dị, gần gũi mà lại tương đồng với đặc điểm tự nhiên.
Câu 4:
a, Những chi tiết đã thể hiện sự hùng vĩ, rộng lớn của rừng đước và con sông:
+ Nước đổ ra biển ngày đêm ngày như thác
+ Con sông rộng cả ngàn thước
+ Cây đước dựng cao ngất ven sông như hai dãi trường thành
+ Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống
b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo qua kênh Bọ Mắt, đổ vào con sông Cửa Lớn, xuôi về dòng Năm Căn, có các động từ: chèo qua, đổ vào, xuôi về lần lượt để chỉ các hoạt động của con thuyền.
+ Không nên thay đổi trật tự của các từ đó trong câu bởi vì sự thay đổi đó sẽ phá vỡ hành trình từ con kênh Bọ Mắt ra sông Cửa Lớn rồi đổ ra dòng Năm Căn.
+ Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền đã phải trải qua
+ Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước của kênh Bọ Mắt đưa ra sông lớn
+ Xuôi về: đã thể hiện trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền khi xuôi theo dòng nước.
c, Những từ ngữ miêu tả rừng đước: màu xanh rêu, màu xanh lá mạ, màu xanh chai lọ
Câu 5:
Những chi tiết thể hiện sự tấp nập, độc đáo và trù phú của chợ vùng Năm Căn:
- Túp lều lá đơn sơ, những ngôi nhà hai tầng bằng gạch, những đống gỗ chất cao như núi, những cột đáy thuyền chài, những bến vận hà tấp nập, những ngôi nhà có ánh đèn măng sông chiếu rực…
- Sự độc đáo của khu chợ Năm Căn: chợ họp trên dòng sông, chỉ cần cập thuyền vào là có thể mua bán được đủ loại hàng hóa, ẩm thực. Đây còn là nơi tụ họp đông vui của người bán vải, bán rượu đến từ các vùng miền, có nhiều giọng nói và trang phục khác nhau…
Câu 6:
Qua cách miêu tả của người viết, kết hợp với việc sử dụng các từ ngữ gợi cảm, tinh tế, khiến người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú, độc đáo của vùng sông nước Cà Mau. Đó là một vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước, cây cối, những rừng đước bạt ngàn, và hình ảnh người dân buôn bán tấp nập, đông vui, chân chất.
LUYỆN TẬP
Bài 1:
Cà Mau là một vùng đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã qua cái nhìn của Đoàn Giỏi. Vùng sông nước trù phú đó như hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh sống động và có gam màu chủ đạo là màu xanh. Người ta có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những con kênh, con rạch giăng chằng chịt vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo chân tác giả xuôi theo dòng kênh Bọ Mắt đổ ra sông Cửa Lớn và đến con sông Năm Căn, con nước làm việc ngày đêm như biết mệt mỏi “nước ầm ầm đổ ra biển cả ngày lẫn đêm như thác”, cũng chính vì thế mà nơi đây tôm cá trù phú và đời sống của người dân nơi đây cũng vì thế mà ồn ào hơn. Ngoài vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên thì hình ảnh cuộc sống đông vui và tấp nập của con người tại chợ Năm Căn cũng rất sống động, nét văn hóa độc đáo của con người ở vùng sông nước. Tất cả đã được nhà văn kể và miêu tả bằng một giọng văn hấp dẫn, lôi cuốn, vừa khái quát mà lại rất tỉ mỉ.
Bài 2:
Những con sông: sông Cả, sông Hồng, sông Đáy, sông Vạc… Sông Đáy là một trong những con sông lớn và dài thuộc miền Bắc, nó chảy qua các tỉnh như Hà Nam, Hà Nội, Nam Đinh, Ninh Bình.
Sông Đáy có chiều dài ước tính 240 km, trên lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy dân số ước tính lên đến 8200 nghìn người, mật độ trung bình là 1003 người/ km2. Nơi đây là khu vực đông dân cư, kinh tế xã hội phát triển đã từ lâu đời, cho đến nay vẫn là một vùng kinh tế- xã hội phát triển nhất ở khu vực châu thổ đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, môi trường đất, nước và không khí đang rơi vào tình trạng ô nhiễm nặng khiến hệ sinh thái cũng bị ảnh hưởng, cần có các biện pháp khắc phục.
Bài trước: Tìm hiểu chung về văn miêu tả (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2) Bài tiếp: So sánh (trang 24 sgk Ngữ văn 6 tập 2)