Sự tích Hồ Gươm (trang 42 Soạn văn 6)
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Đức Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:
+ Giặc Minh làm nhiều điều bạo ngược, đối xử tàn bạo với dân chúng
+ Nghĩa quân Lam Sơn khởi nghĩa diệt quân bạo tàn là nhà Minh.
+ Long Quân muốn cho nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh
Câu 2:
Lê Lợi không phải người trực tiếp nhận gươm thần:
+ Đầu tiên, người đánh cá Lê Thận kéo lưới và nhặt được lưỡi gươm.
+ Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận thì thấy lưỡi gươm phát sáng có dòng chữ “Thuận Thiên”
+ Lê Lợi nhặt được chuôi gươm nạm ngọc trên cành cây rồi tra vào lưỡi gươm của Lê Thận nhặt được thì vừa như in
- Cách Đức Long Quân cho mượn gươm thần đã thể hiện ý nghĩa:
+ Sức mạnh của thanh gươm thần chính là sức mạnh đoàn kết của cộng đồng, tập thể.
+ Mỗi bộ phận của gươm ở một nơi, nhưng khi ghép lại lại vừa như in đã chứng tỏ sự thống nhất ý chí đánh giặc của nhân dân.
+ Chữ “Thuận Thiên” phát sáng trên lưỡi gươm đã nhấn mạnh vai trò tính chất chính nghĩa, hợp ý trời, hợp lòng người của nghĩa quân.
Câu 3:
Sức mạnh của thanh gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:
+ Khi có được gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân cũng tăng lên
+ Từ chỗ bị động đã chủ động tìm đến giặc
+ Gươm thần đã tạo nên sức mạnh thống nhất và niềm tin vào tinh thần đoàn kết cộng đồng trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Câu 4:
Long Quân đòi gươm thần khi đất nước đã dẹp yên giặc ngoại xâm, Lê Lợi lên làm vua và đóng đô kinh đô Thăng Long
- Cảnh trả gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng:
+ Nhà vua ngự thuyền rồng dạo quanh hồ, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm
+ Khi Rùa Vàng nổi lên và đòi gươm thần thì nhà vua liền dâng kiếm, Rùa Vàng ngậm kiếm và lặn xuống đáy hồ.
→ Cảnh đòi gươm diễn ra một cách trang trọng, linh thiêng.
Câu 5:
Ý nghĩa của truyện Sự tích hồ Gươm:
- Ca ngợi lòng chính nghĩa, tính chất nhân dân
- Niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết của dân tộc và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Lý giải tên gọi của hồ Gươm và truyền thống ưa chuộng hòa bình của người dân nước Nam.
Câu 6:
Truyền thuyết khác của nước ta cũng có nhân vật Rùa Vàng, đó chính là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy
Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam có ý nghĩa tượng trưng cho vượng khí linh thiêng của đất trời, trí tuệ và tình cảm của nhân dân.
Rùa Vàng trong truyện "Sự tích Hồ Gươm" đóng vai trò là sứ giả của Long Quân, đã thể hiện tình cảm và khát vọng cuộc sống hòa bình của người dân
Luyện tập
Bài 1:
Sự lặp lại và ý nghĩa của việc trao gươm thần trong các truyện truyền thuyết Việt Nam:
+ Lưỡi gươm ở dưới nước, chuôi gươm thì ở trên rừng → Lòng yêu nước có ở khắp mọi nơi
+ Các bộ phận của gươm thần ghép lại vừa như in → nguyện vọng của dân tộc trên dưới đều đồng lòng quyết tâm
+ Lê Thận trao gươm cho Lê Lợi đã thể hiện sự tin tưởng và vai trò quan trọng của chủ tướng
⇒ Trao phó, dốc lòng, tin tưởng vì người “minh chủ” làm nên sự nghiệp lớn.
Bài 2:
Tác giả dân gian đã không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả lưỡi gươm và chuôi gươm cùng một lúc:
+ Muốn kháng giặc Minh thì nhân dân, vua tôi đều đồng tâm đồng lòng mới tạo ra sức mạnh cộng đồng để đánh đuổi kẻ thù.
+ Cuộc khởi nghĩa đã trải qua một quá trình rất khó khăn và gian khổ
+ Lê Lợi hiểu được sứ mệnh của mình là người “cầm chuôi” và sức mạnh sắc bén của “lưỡi gươm” nhân dân.
Bài 3:
Lê Lợi mượn được gươm ở Thanh Hóa nhưng trả lại gươm ở Hồ Gươm- Thăng Long:
- Cảnh trả gươm thần diễn ra trên hồ Tả Vọng:
+ Long Quân sai Rùa Vàng ngoi lên mặt nước và đòi lại gươm
+ Khi Rùa Vàng nổi lên thì thanh gươm cũng động đậy, Lê Lợi liền hiểu ý, nhà vua đã trả lại gươm
+ Rùa Vàng ngậm gươm thần và lặn sâu xuống đáy hồ
- Nếu Lê Lợi trả lại gươm ở Thanh Hóa thì truyền thuyết sẽ bị thay đổi:
+ Không thể hiện được sự thay đổi tên gọi của hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm
+ Vua Lê Lợi dẹp yên quân giặc và thống nhất đất nước thì vị trí của nhà vua phải ở kinh đô là rất hợp lí
Bài 4:
Khái niệm truyện truyền thuyết:
- Là thể loại văn học dân gian được ra đời sau thể loại thần thoại
- Nhân vật, sự kiện có liên quan tới lịch sử
- Có sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo