Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (hay nhất) > Bánh Chưng, bánh Giầy (trang 12 Soạn Văn 6)

Bánh Chưng, bánh Giầy (trang 12 Soạn Văn 6)

Hướng dẫn cách soạn bài

Câu 1 (trang 12)

- Vua Hùng đã chọn người thay mình trị đất nước khi đất nước thanh bình và nhà vua đã già

- Ý định của vua Hùng: Người nối ngôi của vua cần phải nối được chí vua, không nhất thiết cứ phải là con trưởng

- Hình thức chọn người kế ngôi: thử tài (nhân dịp lễ Tiên Vương, ai làm hợp ý vua sẽ được vua truyền ngôi

Câu 2 (trang 12)

Trong các con vua Hùng thì chỉ Lang Liêu là được trợ giúp vì:

- Mẹ của Lang Liêu trước kia bị vua ghẻ lạnh, vậy nên chàng là người chịu nhiều thiệt thòi nhất

- Tuy là hoàng tử nhưng chàng lại không sống trong cung, sống cuộc đời như một người lao động lương thiện.

- Lang Liêu đã hiểu được ý của thần và tự nghĩ ra thành hình của chiếc bánh chưng.

Câu 3 (trang 12)

Hai loại bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương là vì:

- Bánh đã thể hiện được sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm của người lao động

- Bánh chưng và bánh giầy có ý nghĩa tượng trưng cho sự hiện hữu của đất, trời, bao hàm cả vạn vật trong trời đất

→ Vua Hùng chọn Lang Liêu là người nối ngôi đã thể hiện vua Hùng là người vừa có tài, vừa có đạo đức và biết quan tâm đến người dân.

Câu 4 (trang 12)

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có ý nghĩa:

- Giải thích nguồn gốc của hại loại bánh chứng và bánh giầy, và cũng là để phản ánh thành quả của người lao động

- Phản ảnh thành quả văn minh nông nghiệp trong những ngày đầu dựng nước

- Đề cao lao động và đề cao nông nghiệp

- Diễn đạt sự thành tâm thờ kính Trời Đất và tổ tiên của người dân Việt.