Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (trang 115 Soạn văn 6)
- Đoạn 1: từ đầu đến... "kéo nhau về": Chân, Tay, Tai, Mắt tỵ nạnh, so bì công việc với lão Miệng.
- Đoạn 2: tiếp theo đến... "họp nhau lại để bàn": hậu quả của suy nghĩ và ra quyết định sai.
- Đoạn 3: còn lại: Cách sửa chữa hậu quả.
Hướng dẫn soạn bàiCâu 1:
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai tị nạnh với lão Miệng vì:
- Họ nhận thấy rằng họ phải làm nhiều công việc nặng nhọc quanh năm, còn lão Miệng thì chỉ ngồi ăn không mà không phải làm gì.
- Lập luận này xuất phát từ cách nhận định sự việc một cách phiến diện bên ngoài: mắt nhìn, tai nghe, tay làm, chân đi, đều phục vụ để lão miệng ngồi hưởng thụ.
Câu 2:
Truyện mượn các bộ phận trên cơ thể người để bàn luận chuyện con người:
+ Có thể coi các bộ phận cơ thể người như một tổ chức, cộng đồng, các bộ phận chính là các cá thể riêng lẻ trong cộng đồng, tổ chức.
- Mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách biệt khỏi mối quan hệ với tổ chức và cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định các chức năng thích hợp.
- Sống trong cộng đồng thì mỗi cá nhân cần có tinh thần, mỗi người phải vì mọi người, vì cộng đồng.
Luyện tập
- Định nghĩa của truyện ngụ ngôn: Xem chú thích (*) SGK – trang 100.
- Các truyện ngụ ngôn em đã học: Thầy bói xem voi; Ếch ngồi đáy giếng; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.