Ếch ngồi đáy giếng (trang 101 Soạn văn 6)
Bố cục:
- Đoạn 1: từ đầu đến... "như một vị chúa tể": ếch khi ở ngồi trong giếng.
- Đoạn 2: còn lại: ếch khi ra ngoài giếng.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì to như chúa tể vì:
- Nó đã sống lâu năm trong cái giếng, nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nên thấy bầu trời chỉ bé bằng cái vung.
- Xung quanh nó toàn là những con vật còn nhỏ bé hơn nó
- Khi ếch kêu, tiếng kêu của nó vang động khiến mọi vật trong giếng đều cảm thấy sợ nó.
⇒ Hoàn cảnh sống ở nơi hạn hẹp, nhỏ bé, không được tiếp xúc với thế giới rộng lớn bên ngoài nên khiến ếch chủ quan, ngạo mạn
Câu 2:
Ếch bị trâu dẫm bẹp tại vì:
- Ếch có tư tưởng rằng mình là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng cái vung
- Nó không chịu quan sát và đánh giá mọi vật xung quanh, không chịu học hỏi để mở rộng tầm nhìn
- Thái độ ngạo mạn, tự phụ khiến nó chủ quan
→ Ếch chết vì sự ngạo mạn, thiếu hiểu biết, thiếu quan sát và không chịu học hỏi
Câu 3:
Bài học rút ra từ truyện "Ếch ngồi đáy giếng":
- Môi trường sống hạn hẹp, tù túng, không được giao lưu khiến vốn hiểu biết về thế giới xung quanh bị hạn chế
- Sống lâu ngày trong môi trường nhỏ hẹp sẽ khiến hiểu biết trở nên hạn hẹp
- Vì hiểu biết hạn hẹp nên dễ trở nên nông cạn, kiêu ngạo, chủ quan và dẫn đến việc phải trả giá rất đắt
Luyện tập
Bài 1:
Truyện ngụ ngôn này được cấu tạo bởi hai phần:
- Hoàn cảnh sống hạn hẹp đã khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: “ Ếch cứ tưởng
- Sự trả giá cho lối sống thiếu hiểu biết nhưng kiêu ngạo
Bài 2:
Một số việc thường gặp trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” như:
- Một số học sinh có lực học khá giỏi thường cảm thấy tự mãn nhưng khi đi thi đấu với các bạn trường khác thì lại thất bại.
- Một số người có tính khiêm tốn, tự nhận sự hạn chế của bản thân thông qua câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”